Hiểu sai về giá trị pháp lý của vi bằng rất dễ khiến người mua nhà đất vướng phải tranh chấp, thậm chí mất trắng. Dưới đây là 7 nhầm lẫn thường gặp về vi bằng khi thực hiện các giao dịch mua bán bất động sản:

1. VI BẰNG CÓ GIÁ TRỊ NHƯ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT
Vi bằng có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác.
Vi bằng chỉ ghi nhận việc giao tiền chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất hay quyền sở hữu căn nhà cảu người mua.
2. CÔNG CHỨNG VI BẰNG VÀ VĂN BẢN CÔNG CHỨNG LÀ MỘT
Công chứng vi bằng là văn bàn do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử. Còn văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhanaj theo quy định pháp luật.
3. CÓ THỂ MUA BÁN NHÀ QUA "VI BẰNG CÔNG CHỨNG THỪA PHÁT LẠI", "CÔNG CHỨNG THỪA PHÁT LẠI"
Thừa phát lại không có quyền công chứng. Việc bán nhà theo hình thức lập vi bằng công chứng thừa phát lại là khái niệm sai. Việc tư vấn cho khách hàng mua nhà qua hình thức này là có hành vi lừa dối.
4. SỬ DỤNG VI BẰNG ĐỂ LÀM THỦ TỤC SANG TÊN SỔ ĐỎ
Hai bên không thể dựa vào vi bằng làm thủ tục sang tên sổ đỏ mà phải lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng tại tổ chức công chứng địa phương.
5. MUA BÁN NHÀ QUA VI BẰNG ĐẢM BẢO AN TOÀN
Việc mua bán qua vi bằng vô cùng rủi ro bởi có thể thực hiện nhiều lần, qua nhiều người, giấy tờ pháp lý chưa đầy đủ, dễ phát sinh tranh chấp.
6. MUA NHÀ ĐẤT THÔNG QUA VI BẰNG ĐỂ ĐẦU TƯ ĐỂ CÓ LÃI
Khi bán lại, suất đầu tư mua bán bằng vi bằng khó có thể đạt được giá trị cao như khi mua đất có sổ đỏ rỏ ràng. Nếu bất chấp rủi ro, người mua phải chấp nhận có thể bị chôn vốn dài hạn và phát sinh thêm chi phí.
7. MỌI VI BẰNG DO THỪA PHÁT LẠI LẬP ĐIỀU CÓ GIÁ TRỊ
Vi bằng chỉ có giá trị khi được đăng ký tại Sở Tư Pháp vi bằng không bị giới hạn về thời gian và hiệu lực.
Trên thị trường thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn xảy ra sốt đất, có rất nhiều kẻ xấu đã lợi dụng hình thức lập vi bằng mua bán nhà đất để lừa tiền, chiếm đoạt tài sản của người mua. Chiêu thức này dù không còn mới nhưng vẫn khiến không ít người sập bẫy, sau đó rơi vào tranh chấp, xây dựng trái phép hoặc mua phải tài sản bị cầm cố. Chỉ đến khi xảy ra hậu quả do ngộ nhận giá trị pháp lý của vi bằng thì người dân mới đến cơ quan chức năng để trình báo. Trước thực trạng này, chính quyền địa phương nhiều khu vực điển hình như UBND quận 12 (TP.HCM) đã phải ra thông báo đề nghị người dân cảnh giác với hình thức giao dịch này.