Nhiều người thường chủ quan không phát hiện ra những kẽ hở khi giao dịch bất động sản qua hợp đồng góp vốn, dẫn đến thiệt hại không nhỏ
Dưới đây sẽ chỉ ra 5 cách để tránh mất tiền oan khi mua nhà đất bằng hình thức này.

1. KHÔNG GÓP VỐN VÀO NHÀ ĐẤT CÓ PHÁP LÝ BẤT ỔN
Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ pháp lý của dự án, có thể liên hệ với cơ quan chức năng như Sở Tài Nguyên - Môi Trường, Sở Xây Dựng, chính quyền địa phương để nắm bắt thông tin.
Một số giấy tờ pháp lý cần chú ý:
  • Giấy phép kinh doanh của chủ đầu tư.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
  • Giấy phép xây dựng.
  • Biên bản nghiệm thu phần móng (nếu dựu án đã hoàn thành phần móng)...

2. CHỌN MẶT GỮI VÀNG NHÀ ĐẦU TƯ
Chọn ký hợp đồng góp vốn với chủ đầu tư uy tín, có tên tuổi trên thị trường.
Đối với các đơn vị có tiền sử dính líu đến các vụ tố cáo, tranh chấp sẽ khó tránh khỏi hoài nghi về chữ tín.
Đối với chủ đầu tư mới, nên tìm hiểu thông tin và lịch sử kinh doanh của doanh nghiệp đó.
3. LUÔN CÓ KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG
Không nên tin tưởng hoàn toàn và đổ hết vốn vào một dự án, bạn sẽ bị lỗ nặng nếu trong quá trình góp vốn có vấn đề bất trắc xảy ra.
Khách hàng phải luôn chuẩn bị sẵn kế hoạch B để dự phòng đường lui và chủ động ứng phó với những rủi ro có thể xảy ra trong qua trình đầu tư góp vốn.
4. LƯU Ý HỢP ĐỒNG GÓP VỐN
Trong hợp đồng phải ghi rõ các thông tin như:
  • Giá trị tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, phương thức giải quyết nếu xảy ra tranh chấp...
  • Nghiên cứu kỹ điều khoản bồi thường trong hợp đồng góp vốn. Nếu thấy điểm bất thường còn kịp thời đề nghị chủ đầu tư điều chỉnh, tránh phần thiệt về mình.

5. ĐỪNG BỊ " HOA MẮT " VÌ LỢI NHUẬN KHỦNG
Những bất động sản càng hấp dẫn về lợi nhuận thì mức độ rủi ro khi đầu tư vào càng tăng cao. Vì vậy, hãy cẩn tronhj trước những sản phẩm có giá rẻ bất thường, lợi nhuận được chào mời hấp dẫn. Rất có thẻ sản phẩm đó đang có vấn đề bất lợi mà bạn không nên đầu tư.
Hợp đồng góp vốn thực chất là cách chủ đầu tư huy động vốn từ khách hàng thông qua việc ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng vay vốn… Người mua sẽ thỏa thuận thanh toán theo lộ trình từ khi dự án bước vào triển khai, và nhận bàn giao nhà khi dự án hoàn thiện.
Luật Nhà ở 2014 đã được sửa đổi, bổ sung có quy định về việc góp vốn cho phát triển nhà ở thương mại, nhưng không quy định cụ thể về hợp đồng này. Khuôn khổ pháp lý chưa hoàn chỉnh khiến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng chưa được chặt chẽ, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, người mua nhà qua hợp đồng góp vốn cần lưu ý xem xét kỹ 5 vấn đề nêu trên trước khi xuống tiền, tránh tiền mất tật mang hoặc dính vào những tranh chấp không đáng có.

View more random threads: