Đó là sự lặp đi lặp lại một cách thống nhất và nhất quán có trật tự từ các yếu tố như: chiều cao, kích thước, màu sắc của cây hay là thực vật hoặc các vật dụng trang trí trong sân vườn.

Tùy theo sở thích của mỗi gia chủ mà có thể tạo nên một ngoại cảnh biệt phủ theo chủ đề như: cảnh quan vùng quê, cảnh quan theo phong cách Trung Quốc, ảnh quan theo phong cách Nhật Bản, cảnh quan rừng mưa,.. tháp doanh nhân lừa đảo


2.2 Tính đơn giản hóa

Tính đơn giản hóa được áp dụng trong thiết kế, thi công cảnh quan nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và chuyên môn bằng cách:

– Trong thiết kế nên chọn tối đa từ 2 đến 3 màu sắc của cây.

– Trong các loại cây thì nên lựa chọn 2 đến 3 loại cây để trồng bên trong sân vườn.

Hạn chế sử dụng quá nhiều các vật dụng trang trí cho cảnh quan ngoại cảnh biệt phủ để tránh tạo sự lộn xộn, mất trật tự, rối mắt.

2.3 Tính cân bằng

Trong thiết kế cảnh quan biệt phủ cũng cần phải đáp ứng được đủ yếu tố cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng.

– Cân bằng đối xứng: tức là tất cả các thành phần trong thiết kế đều phải chia đều. Mỗi thành phần sẽ có các phiên bản đối xứng nhau về: hình dạng, kích thước, màu sắc,… Thiết kế thi công cảnh quan dạng này giúp tạo sự ổn định và trật tự cho kiến trúc. Nguyên tắc này áp dụng bằng cách: dùng cây bụi trồng đối xứng và tạo điểm đầu – điểm cuối của một hàng, để dùng làm hàng rào, tường nhà hoặc là tạo điểm nhấn sân vườn.

– Cân bằng không đối xứng: tức là một dạng thiết kế tự do nhưng vẫn đáp ứng được tính thống nhất và cân bằng. Nguyên tắc này theo như nhận xét thì có một chút khó khăn nhưng lại giúp cho cảnh quan biệt phủ trở nên gần gũi với thiên nhiên và thoải mái hơn.



2.4 Sự tự nhiên

Nguyên tắc này áp dụng vào thiết kế cảnh quan biệt phủ có tác dụng để tránh sự thay đổi nhanh và đột ngột trong lúc thiết kế thi công cảnh quan. Nguyên tắc này giúp cho cảnh quan tránh được một số sai lầm của các đơn vị thi công không chuyên; cũng có thể giúp cho gia chủ không cảm thấy nhanh nhàm chán; các cây trồng cũng sẽ được điều hướng theo trật tự, phong thủy, cân bằng tạo nên 1 cảnh quan chuyên nghiệp, thẩm mỹ hơn.

Nguyên tắc này có thể áp dụng bằng cách chuyển hiệu ứng trồng cây theo thứ tự kích thước giảm dần hoặc là hiệu ứng tăng dần tùy thuộc vào sở thích của từng vị gia chủ.

2.5 Màu sắc

Áp dụng, kết hợp, biết lựa các màu sắc với nhau trong thiết kế cảnh quan giúp cho không gian thêm sinh động và quyến rũ. Và việc lựa chọn những màu sắc thích hợp cũng cần phải có những nguyên tắc nhất định như: màu ấm, màu lạnh, màu trung tính,…

2.6 Đường đi

Đường đi có thể là lối đi, hành lang,… được các kiến trúc sư thiết kế áp dụng không chỉ cho những công trình cảnh quan đô thị lớn, mà còn được áp dụng rộng rãi trong các loại sân vườn, ngoại cảnh biệt phủ như: sân vườn nhà phố, sân vườn biệt thự,…. Con đường có thể là đường thẳng (sẽ tạo cảm giác an toàn, dễ chịu và tạo sự thuận tiện cho người sử dụng,…) hoặc cũng có thể là con đường cong/uốn lượn (sẽ tạo cảm giác tự nhiên, nhẹ nhàng, phóng khoáng, tạo 1 vẻ đẹp quyến rũ lòng người như mời gọi bạn đến tham quan khu vườn,…)


Trên đây là những lợi ích và nguyên tắc trong thiết kế thi công cảnh quan ngoại cảnh biệt phủ. Hy vọng, qua đây các gia chủ đã có thêm cho mình những kiến thức hay để áp dụng vào thiết kế biệt phủ của bản thân.

>> http://thapdoanhnhanhadong.com/tu-va...canh-biet-phu/