Ở Việt Nam, trà đã và đang có mặt ở hầu hết phương diện đời sống con người. Bắt đầu từ những gia đình, ngoài phố, đến quán chợ, nơi tiếp khách quan trọng. Từ những lúc sinh hoạt thường ngày đến lễ đình, cưới hỏi, ma chay, tế bái,... Trà dường như đã trở thành một người bạn của con người, cùng nhau tâm sự, xem xét sự đời, nhân tình thế thái,.. Mọi giải đáp cho thắc mắc của bạn sẽ được đề cập trong bài viết sau đây, hãy đọc ngay nhé.
Trà và nguồn gốc : ở Trung Hoa, nguồn gốc của trà có thể tìm được thấy khoảng hơn 4.000 năm trước. Và câu chuyện được coi như huyền sử của trà dường như mang một dáng vẻ thần thoại hơn là sự thật. Chuyện kể rằng vua Thần nông khi tuần thú phương Nam, đã vô tình uống được một thứ lá cây rơi trong nồi nước đang sôi. Thức uống này nhanh chóng làm cho tinh thần sảng khoái phấn chấn nên ông gọi đó là "chè”.

Trà và sức khỏe con người : Chè xanh có thể coi như là một kho tàng của các hoạt chất sinh học, đặc biệt có lợi cho cơ thế. Những thứ này được chia thành 12 nhóm tất cả. Trong đó phải kể đến polyphenol, các alkaloid, aminoaxít, vitamin, flavonoid, flour, tanin, saponin...

Trà từ lâu được xem như một loại dược liệu quý. Tuy nhiên về tác dụng của nó thì không phải ai cũng hiểu rõ. Trải qua thời gian dài nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy trà có đến 15 lợi ích đối với sức khỏe con người. Đầu tiên chính là khả năng chống ung thư, ngăn cản các tế bào xâm nhập và chặn đứng sự di căn của những khối u trong cơ thể. Ở đây chúng ta không thể không kể đến EGCG - hoạt chất oxy hóa mạnh có công lớn nhất trong vai trò này. Thứ hai chính là tác dụng bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Hợp chất catechin trong trà xanh giúp giảm viêm, loại bỏ cholesterol. Thứ ba, trong trà còn chứa EGCG kết hợp cùng với polyphenol giảm nguy cơ sỏi mật. Ngoài ra, có những nghiên cứu chỉ ra rằng trà xanh còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh răng miệng, bệnh huyết áp, thanh nhiệt, đào thải độc tố, chữa viêm họng, chữa đầy bụng, đầy hơi, làm lợi tiểu, giảm cân, khả năng mắc bệnh tiểu đường, chống lão hóa, lo âu, vi khuẩn gây bệnh, khử mùi hôi chân, có lợi cho trẻ em,..

Cách uống trà ở mỗi nước : Ở mỗi nước khác nhau, phong cách uống trà cũng thay đổi, phù hợp với từng phong tục, tập quán của nơi đó. Trong đó, tại Nhật Bản và Trung Quốc, uống trà từng được coi như một tôn giáo, là thứ được nâng lên đến tầm nghệ thuật.
Trà không phải chỉ đơn giản là uống, những bậc tiền nhân cho rằng đó là cả một nghệ thuật. Cách uống trà ngày nay dựa trên “cửu đạo trà” của Lục Vũ, bao gồm phẩm, ôn, đầu, trúng, mân, phục, chân, kính, ẩm. Trong đó, so với những nơi khác, cách ẩm trà của người Việt có sự độc đáo riêng.

Chính vì lẽ ấy mà các bậc tiền nhân thường có cách uống trà như thế này. Trước khi uống thường đưa qua mũi để tận hưởng hương vị, sau mới hạ dần xuống miệng, môi nhấp ngụm nhỏ. Tới khi cảm thấy chát đắng, chân răng dường như như chặt lại, miệng chép liền mấy cái đã thấy dịch vị tiết ra có vị ngọt dịu, lòng sảng khoái luận về trà.

Văn hóa uống trà của người Việt đã có từ lâu, nó không đơn thuần chỉ là một thói quen ăn uống mà còn là một giá trị tinh hóa được nước khác ca tụng. Sự đánh giá cao nhất có lẽ phải nhắc đến Lục Vũ - “ trà thánh” của Trung Quốc sống vào thời nhà Đường. Trong cuốn “Trà kinh” của mình, ông đánh giá cao trà của Việt Nam, còn đặc biệt nhấn mạnh “mỗi khi có khách quý đến chơi mới đem ra mời”.

>>> Xem thêm : cách pha hồng trà ngon - Tìm hiểu nguồn gốc của văn hóa uống trà đối với người Việt

View more random threads: