Povidone Iodine (PVP-I) là một hợp chất iodophor hữu cơ bền vững. PVP-I cấu tạo từ phức chất của iodine (I2) với dung môi hòa tan hay chất mang Polyvinyl pyrrolidone có khả năng khử khuẩn mạnh hơn so với các dạng iodine khác.

Cấu tạo hóa học của PVP-I (C6H9NO)n.xl - Nguồn: Wikimedia Commons


Hàm lượng của iodine trong PVP-I chiếm 9 - 12% tính theo trọng lượng khô. Ngoài tính khử khuẩn mạnh, PVP-I còn có thể hòa tan hoàn toàn trong nước và độ bền cao hơn nhiều so với cồn Iodine và lugol. Với cấu tạo này Iodine sẽ được giải phóng từ từ vào môi trường nước xung quanh, vì vậy sẽ giảm thiểu tối đa tính độc của Iodine trên cơ thể vật nuôi. Tag: may suc khi

Iodine giải phóng từ PVP-I duy trì tác dụng khử khuẩn kéo dài 4 - 6 giờ và ít kích ứng tế bào và mô của tôm cá. PVP-I có tác dụng tốt khi pH < 4. Ở nhiệt độ trên 350C, thuốc bị mất tác dụng nhanh chóng đồng thời ánh sáng mặt trời cũng làm thuốc bị phân hủy nhanh. Tuy nhiên, cũng giống như Chlorine trong dung dịch, Iodine trong PVP-I cũng là một halogen nên có khả năng ôxy hóa mạnh. Khả năng này giúp Iodone trong PVP-I tiêu diệt vi sinh vật kể cả virus ở nồng độ 50 ppm trong 15 phút.

Hợp chất này cũng có thể sử dụng cho mục đích sát trùng, nghĩa là không làm hại đến mô bào của cá và tôm ở nồng độ thích hợp. Tương tự như Chlorine, PVP-I có thể được sử dụng trong mục đích khử trùng và không dùng trong mục đích điều trị hay phòng bệnh. Tuy nhiên, PVP-I có độc tính thấp hơn rất nhiều so với clorophors (như là hypochlorite); do đó, có thể sử dụng rửa trứng cá và tôm trước khi ấp. Thêm vào đó, PVP-I không bị mất tác dụng bởi thành phần các chất hữu cơ có trong nước. Đặc điểm này của PVP-I ưu việt hơn so với Chlorine. Thậm chí chỉ với dung dịch PVP-I nồng độ 10% thì lượng Iodine giải phóng ra cũng đủ khả năng diệt khuẩn mặc dù trong nước có chứa nhiều chất hữu cơ.

Trong thực tiễn sản xuất, PVP-I được sử dụng trong mục đích diệt virus trên trứng cá hồi và nấm. PVP-I cũng được báo cáo sử dụng trong phòng bệnh và tiêu diệt mầm bệnh do vi khuẩn có trong nước gây bệnh cho cá như Aeromonas, Pseudomonas, Vibrio, Flexibacter và nấm. Trứng tôm và nauplii cũng có thể được sát khuẩn khi ngâm trong PVP-I nồng độ 100 ppm trong 1 phút hay 400 ppm trong 30 giây. Sau đó rửa lại trứng và nauplii của tôm bằng PVP-I nồng độ 1 ppm trước khi ấp. Rửa trứng tôm bằng dung dịch Iodine 200 ppm và nauplii với dung dịch 20 ppm trong 30 giây sẽ hạn chế được sự lây lan của virus gây bệnh MBV từ tôm bố mẹ. Mặt khác, PVP-I cũng được dùng trực tiếp trong ao nuôi, đặc biệt là diệt virus trong nước của ao nuôi cho hiệu quả cao. Với cách sử dụng này, các mầm bệnh virus và vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm sẽ được hạn chế lây lan trong hệ thống nuôi. Tag: máy sục khí ao tôm

So với Chlorine, việc sử dụng PVP-I trong nuôi tôm sẽ có hiệu quả hơn nhờ các ưu điểm:

- Có thể sử dụng trực tiếp trên vật thể sống cho mục đích khử và sát khuẩn mặt ngoài cơ thể tôm, cá và trứng của chúng. Vì vậy, có thể tạt PVP-I trực tiếp xuống ao.

- Không ăn mòn kim loại và làm "chai" vật dụng bằng plastic.

- Không kích ứng da và gây dị ứng trên người.

- Nồng độ sử dụng không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng chất hữu cơ trong nước.

- Iodine được giải phóng ra từ từ khỏi phân tử PVP-I nên hiệu quả khử khuẩn kéo dài hơn.

- Không ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo trong ao nuôi.

- Không làm ô nhiễm môi trường đáy ao do tạo thành các hợp chất tích tụ dưới bùn đáy.

Nguồn: 2lua.vn/article/povidone-iodine-trong-nuoi-thuy-san-5dd20d11425cc59e67d31600.html