Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm 2019 cho đến đến cuối tuần qua, toàn TP đã ghi nhận 5.993 ca mắc sốt xuất huyết Dengue, không có trường hợp tử vong.

Theo dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết vẫn tiếp tục tăng nhanh. Thời điểm này hiện vẫn đang là giai đoạn cao điểm của dịch trên địa bàn thành phố.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Hiện nay đang là thời kỳ cao điểm của bệnh. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn.

Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc do giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

BSCKII Khổng Minh Tuấn, TTYT Dự phòng Hà Nội cho biết: Bệnh sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt - giai đoạn nguy hiểm - giai đoạn hồi phục. Tag: phong chong moi cong trinh

Giai đoạn sốt: người bệnh xuất hiện sốt cao đột ngột, liên tục, kèm theo nhức đầu, chán ăn, buồn nôn; da xung huyết, có thể có chấm xuất huyết ở dưới da; đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Ngoài ra có thể chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi.

Khi có sốt cao đột ngột, kèm theo một trong các dấu hiện trên, người bệnh cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, xác định mức độ bệnh.

Trong quá trình diễn biến, bệnh có thể chuyển rất nhanh từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng. Vì vậy người bệnh cần được điều trị đúng, kịp thời để tránh nguy cơ tử vong.


Giai đoạn nguy hiểm: thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh. Lúc này, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Đây chính là lý do làm cho người bệnh chủ quan, nghĩ rằng bệnh đã đỡ, không tiếp tục điều trị hoặc tái khám, dẫn tới bệnh nặng và có thể tử vong.

Các biểu hiện của bệnh trong giai đoạn này có thể là đau bụng, vật vã, lừ đừ, li bì. Đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau nhất là ở vùng gan. Có thể kèm theo nôn ói. Tag: diet chuot sieu thi nha hang

Tình trạng xuất huyết gia tăng, bao gồm nốt, chấm xuất huyết rải rác ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím; xuất huyết niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc máu, xuất huyết âm đạo hoặc đái ra máu.

Trong tình trạng thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ, không bắt được, tụt huyết áp, không đo được huyết áp, da lạnh, nổi vân tím, tiểu ít. Đây là giai đoạn tối nguy hiểm của bệnh. Nếu người bệnh xuất hiện một trong các dấu hiệu trên cần phải được nhập viện ngay để điều trị kịp thời.

Giai đoạn hồi phục: thường vào ngày thứ 7 - 10 của bệnh: Lúc này, người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, tim mạch dần ổn định.

Phải tích cực phòng ngừa

Theo PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội: Bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội năm nay có diễn biến phức tạp, xu hướng gia tăng cao so với cùng kỳ các năm.

Vì vậy để phòng chống dịch sốt xuất huyết có hiệu quả, các quận, huyện phải tổ chức liên ngành đi kiểm tra tại các công trường xây dựng, chợ, trường học, khu công cộng, khu thuê trọ trên địa bàn.

Tăng cường công tác tập huấn phòng chống sốt xuất huyết trong các trường học cho giáo viên, cho cán bộ khám chữa bệnh để phát hiện và báo cáo sớm ca bệnh;

Bên cạnh đó, duy trì cảnh báo nguy cơ dịch hàng tuần. Sở Y tế cũng sẽ tăng cường kiểm tra giám sát các quận, huyện, xã, phường có nhiều bệnh nhân, ổ dịch kéo dài.

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân sốt xuất huyết trên địa bàn, đảm bảo phát hiện bệnh nhân sớm để điều trị kịp thời, tránh bệnh chuyển độ nặng.

Nguồn: giaoducthoidai.vn/suc-khoe/benh-nhan-sot-xuat-huyet-dang-tang-nhanh-o-ha-noi-4040145-v.html