2. Mụn mủ
Mụn mủ xuất hiện ở vùng kín có thể là do tình trạng chị em cạo lông ở vùng kín bằng lưỡi cao không sắc khiến cho lông mọc ngược do nhiễm trùng nang lông. Khi không được phát hiện và điều trị sớm thì dẫn đến xuất hiện mụn mủ.
Khi thấy xuất hiện mụn mủ ở vùng kín chị em tuyệt đối không nên nặn mủ, như thế càng làm cho tình trạng nhiễm trùng nặng hơn. Cách tốt nhất là chị em nên dùng miếng gạc ấm để băng nốt mụn, mặc quần lót và quần ngoài rộng rãi để giảm bớt sự khó chịu. Nếu phần mụn không bớt sau 2 tuần hoặc các triệu chứng diễn tiến nặng hơn như: mụn lan rộng, sốt... Thì cần đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Xem thêm:


3. Mụn ruồi
Mụn ruồi thường tạo ra các mảng màu da sáng hoặc sẫm màu hơn so với vùng da còn lại.
Nếu phát hiện thấy có vùng da khác màu ở âm đạo thì chị em cũng không cần quá lo lắng bởi nó có thể chỉ là triệu chứng lành tính như nốt ruồi. Tuy nhiên, nếu chị em có hiện tượng ngứa ngáy, sưng hoặc vùng da khác màu ngày càng lan rộng thì nên đến bác sĩ để kiểm tra. Việc này sẽ giúp xác định được hiện tượng này do mọc nốt mụn ruồi lành tính hay do mắc bệnh ung thư sắc tố.
4. Sưng nhẹ ở lỗ âm đạo
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng nhẹ ở lỗ âm đạo là do u nang tuyến Bartholin. Căn bệnh này xảy ra khi hai tuyến nhờn (kích cỡ bằng hạt đậu) nằm 2 bên lỗ vào âm đạo bị viêm, khi sờ vào giống nổi mụn nhưng không phải mụn.
Chất nhờn ở hai tuyến này thường tiết ra để giữ ẩm cho âm đạo, nhưng lại chảy ngược vào trong, khiến cho ống dẫn tuyến Bartholin bị tắc nghẽn và gây nhiễm trùng.