Người sở hữu bản quyền tác giả đặc biệt là đối với những tác phẩm nổi tiếng, thu hút người xem, người nghe, người đọc có thể khai thác được các tác quyền hoặc lợi ích lớn từ kinh tế do sản phẩm do mình tạo ra. Luật sư tư vấn và phân tích các yếu tố liên quan đến bản quyền tác giả:

1. Tư vấn thủ tục đăng ký bản quyền tác giả ?

Bản quyền tác giả là một trong những quyền sở hữu quan trọng ghi nhận sự sở hữu trí tuệ của mỗi cá nhân đối với sự sáng tạo của Mình. Luật Hùng Sơn tư vấn thủ tục đăng ký bản quyền để bảo vệ quyền sở hữu của mỗi cá nhân hay tổ chức:

Luật sư tư vấn:

Vấn đề 1: Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm.

Phần mềm là một đối tượng được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam về bản quyền tác giả. Phần mềm được bảo hộ ngay từ thời điểm nó được tạo ra dưới một hình thái vật chất nhất định và có tính nguyên gốc. Tính nguyên gốc được hiểu là phần mềm đó được tạo ra bởi chính tác giả.

Tuy nhiên, trên thực tế khi tranh chấp xảy ra, nhiều trường hợp rất khó chứng minh hoặc khó tìm ra chứng cứ chứng tỏ rằng ai là người đầu tiên sáng tạo ra phần mềm đó. Để tránh nguy cơ đó, pháp luật khuyến khích các tác giả đem tác phẩm đi đăng ký nhằm tạo cho tác giả bằng chứng về việc sáng tạo và đồng thời đẩy nghĩa vụ chứng minh ngược lại cho tất cả các cá nhân, tổ chức khác khi xảy ra tranh chấp. Để làm thủ tục yêu cầu đăng ký bản quyền, anh phải chuẩn bị các tài liệu sau:

- Đơn xin cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả (theo mẫu).
Đơn xin cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả phải được viết bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu tác phẩm hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên. Nếu pháp nhân nộp đơn thì phải ký tên đóng dấu theo quy định.
- Tác phẩm đăng ký quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm, 2 bản.
Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc và những loại hình tương tự, tác phẩm trong hồ sơ đăng ký là bản thiết kế, phác thảo hoặc ảnh chụp (đen trắng) thể hiện đầy đủ ý tưởng sáng tạo.
- Giấy tờ tùy thân (CMT, hộ chiếu) của người đến nộp hồ sơ.

Ngoài các giấy tờ quy định trên, nếu người nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả là người được ủy quyền; chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả thì phải có giấy tờ chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp. Các giấy tờ này nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt có dấu công chứng nhà nước.

Việc đăng ký bản quyền có thể tự làm được nhưng để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên tìm đến các tổ chức đại diện bản quyền

Vấn đề 2: Mở quán cafe, lấy ý tưởng bên nước ngoài có bị khởi kiện hay không ?

Theo quy định, nếu như bạn sử dụng thương hiệu hoặc nhãn hiệu mà chưa được chủ sở hữu đồng ý, cho phép sử dụng bạn có thể bị khởi kiện và phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu liên quan đến tự ý sử dụng thương hiệu, nhãn hiểu của họ. Còn đối với trường hợp anh mở quán cafe và anh mượn ý tưởng kinh doanh của họ. Hiện nay, Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009không bảo hộ ý tưởng, mà chỉ bảo hộ những sản phẩm đã được định hình dưới dạng vật chất nhất định.
Do đó, nếu bạn sử dụng ý tưởng để đăng ký kinh cafe tại Việt Nam mà không sử dụng thương hiệu của quán cafe đấy để kinh doanh tại Việt Nam bạn không vi phạm luật sở hữu trí tuệ.
Trân trọng./.

2. Hướng dẫn cách đăng ký bản quyền tác phẩm nhiếp ảnh (ảnh chụp) để không bị xâm phạm bản quyền tác giả ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi là người có đam mê chụp ảnh và thường xuyên up những ảnh lên mạng, blog cá nhân nhưng thường bị các trang web khác lấy mà không xin phép, thậm chí còn sửa lại thành bản quyền của mình ? Tôi phải làm sao và có thể khởi kiển được không ?
Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký”.

Bên cạnh đó, theo quy định của Điều 14 Luật này, các loại hình tác phẩm sau đây sẽ được bảo hộ quyền tác giả:
“a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh…”.
Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ còn quy định về quyền tự bảo vệ như sau:
“Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình...”.
Theo các quy định vừa trích dẫn ở trên, nhiếp ảnh là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ bản quyền và bản quyền nhiếp ảnh phát sinh ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo ra mà không phải thông qua bất kỳ trình tự thủ tục pháp lý nào.
Do đó về mặt nguyên tắc, bạn có thể đứng ra đòi lại quyền lợi chính đáng của mình bằng cách yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai… hoặc có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để được giải quyết.
Nếu khởi kiện, bạn phải đưa ra được các chứng cứ để chứng minh tác phẩm nhiếp ảnh là của bạn (ví dụ như: hồ sơ giấy tờ dự thi, giấy khen giải thưởng, ảnh chụp gốc của tác phẩm nhiếp ảnh…).
Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ về đăng ký bản quyền tác phẩm nhiếp ảnh, gọi số: 0969 329 922 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Google và YouTube thắng trong vụ kiện bản quyền

Tòa án quận liên bang Mỹ đã ra phán quyết cho rằng trang web chia sẻ phim ảnh YouTube được thụ hưởng quyền miễn trừ về bản quyền theo luật bản quyền kỹ thuật số (DMCA) và không phải bồi thường 1 tỷ USD theo yêu cầu của tập đoàn giải trí Viacom.

Theo luật sư của Google, Kent Walker, chiến thắng này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Google mà còn với hàng tỷ người trên khắp thế giới đang sử dụng mạng Internet để giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Theo luật DMCA, các nhà cung cấp dịch vụ nội dung số trên Internet không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì với những nội dung mà người sử dụng đưa lên, với điều kiện nhà cung cấp dịch vụ không hề biết là có nội dung vi phạm trên trang web của họ, và phải lập tức xóa bỏ khi được bên có bản quyền thông báo.

Hồi tháng 3/2007, Viacom, tập đoàn giải trí sở hữu kênh truyền hình âm nhạc nổi tiếng thế giới MTV, đã đệ đơn kiện YouTube và công ty sở hữu trang này là hãng cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin trực tuyến Google, “vi phạm bản quyền một cách có chủ đích.”

Viacom cho rằng, Google và YouTube đã cho phép người sử dụng tự do tải lên mạng, chia sẻ với người dùng khác những đoạn video thuộc bản quyền sở hữu của Viacom, và yêu cầu Google phải đền bù 1 tỷ USD./.