Hiện nay có rất nhiều người vì một lý do nào đó phải đưa đến quyết định bỏ đi đứa con của mình. Nhiều câu hỏi của chị em gửi đến cho chúng tôi rằng phá thai dưới 7 tuần tuổi có tội không.

Việc phá thai xưa nay vẫn bị xem là một việc làm tội lỗi, đáng bị chê trách và bị xã hội phán xét, dị nghị. Tuy nhiên không phải 100% những người phá thai đều đáng trách, bởi bên cạnh những người phá thai do lầm lỡ còn có rất nhiều trường hợp bắt buộc phải bỏ đi giọt máu của mình, thay vì lên án, hãy an ủi và động viên để họ vượt qua nỗi đau tinh thần này.


Phá thai được hiểu là việc đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai trước ngày sinh bằng phương pháp uống thuốc, hút hay nạo phá thai. Dù trong trường hợp nào và sử dụng phương pháp gì đều gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý người mẹ.

Những trường hợp bắt buộc phải đình chỉ thai nghén:
Mang thai ngoài tử cung: đây là trường hợp bất khả kháng, thai không thể vào tử cung của người mẹ, vì vậy không có cách nào để tiếp tục giữ lại thai nhi, cần phá bỏ để bảo vệ sức khỏe người mẹ. phá thai ở đâu an toàn hà nội

Thai phụ mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như tim bẩm sinh, thiếu máu, ung thư… không có đủ sức khỏe để mang thai suốt 9 tháng 10 ngày và sinh con ra, bởi việc này rất nguy hiểm không những cho người mẹ mà cả tính mạng của thai nhi. Vì vậy để bảo vệ tính mạng người mẹ, đành chấp nhận bỏ đứa trẻ.


Thai nhi yếu, dị tật bẩm sinh: không có bậc làm cha mẹ nào mong con cái mình sinh ra bị tật nguyền, phải sống lay lắt, khổ sở. Vì vậy trong quá trình mang thai nếu phát hiện thai bị dị tật bẩm sinh và chưa quá lớn thì việc bỏ thai cũng không thể coi là sai trái.

Một số trường hợp mang thai sau khi bị xâm hại tình dục, thậm chí khi chưa đến tuổi trưởng thành, không những không tốt cho sức khỏe mà còn cực kỳ ảnh hưởng xấu đến tâm lý người mẹ, kể cả khi mang thai và sau khi sinh con vẫn là nỗi ám ảnh tâm lý, ảnh hưởng đến cả cuộc sống và hạnh phúc sau này. Phá thai trong trường hợp này hoàn toàn có thể thông cảm được.