Bệnh thoái hóa khớp gối là một bệnh phổ biến nhất trong các bệnh liên quan tới hệ xương khớp. Ngay trong cuộc sống của bạn cũng không khó khi bắt gặp phải một người mắc bệnh thoái hóa khớp gối nhất là những người cao tuổi thì lại càng dễ dàng mắc phải bệnh này.

Những tổn thương ở sụn khớp theo thời gian dài sẽ khiến cho khớp bị thoái hóa hạn chế sự vận động của thoái hóa khớp gối. Đây cũng có thể được xem là quá trình thoái tự nhiên của hệ thống xương khớp, tuy nhiên việc điều trị thoái hóa khớp gối và phòng ngừa bệnh tiến triển xấu đi. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến hiện nay mà bạn nên biết để biết cách phòng tránh bệnh một cách tốt nhất nhé!
Các phương phương điều trị thoái hóa khớp gối
Việc điều trị thoái hóa khớp trước hết bạn cũng nên xác định rõ mình có thực sự đang bị bệnh thoái khớp không hay chỉ là những cơn đau do tổn thương tạm thời của bệnh gây ra. Việc xác định này rất quan trọng có thể ảnh hưởng tới tới thời gian điều trị bệnh. Việc điều trị thoái hóa khớp gối thường áp dụng các phương pháp sau đây:
1. Điều trị nội khoa trị thoái hóa khớp gối
Việc điều trị nội khoa là biện pháp bảo tổn khuyến khích mọi người nên sử dụng. Đối với bệnh nhân ở mức độ bình thường thì nên áp dụng phương pháp này bao gồm:
* Điều trị vật lý trị liệu
– Cần tránh cho khớp gối không bị quá tải bởi mức độ vận động và trọng lượng cơ thể.
– Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau tốt, với mục đích chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, bao gồm: massage cơ, tập vận động khớp và các biện pháp dùng nhiệt.
– Tập luyện: có thể tập các bài tập như chạy bộ khi khớp chưa có tổn thương trên X. Quang. Tránh đi bộ nhiều trong giai đoạn khớp gối đang đau, bơi hoặc đạp xe là các biện pháp tập luyện tốt.
* Dùng thuốc trị thoái hóa khớp gối
Việc dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp là một phương pháp được áp dụng nhiều nhất vì vừa đơn giản mà lại cho công dụng mang lại nhanh chóng dễ dàng sử dụng. Các thuốc thường được dùng thường là:
– Thuốc giảm đau chống viêm: giảm quá trình viêm, giảm đau cho bệnh nhân, tuy nhiên các thuốc này thường gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa nên khi dùng phải theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
– Thuốc bổ sung sụn khớp và giúp sụn hạn chế bị phá hủy như: Glucosamin, UC-II (Jex)
– Thuốc tăng cường chất bôi trơn trong khớp như: Chondroitine, Hyaluronic acid…
– Tiêm corticoid vào khớp có thể kéo dài tác dụng chống viêm, giảm đau đến vài tháng tuy nhiên dễ gây nhiễm trùng khớp…
2. Điều trị ngoại khoa trị thoái hóa khớp gối
Thông thường phương pháp điều trị nội khoa thường được dùng trong một số trường hợp nặng như:
– Nội soi khớp, đục xương chỉnh trục khớp gối, thay khớp gối…
– Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định với các trường hợp khớp gối hạn chế chức năng nhiều, khe khớp hẹp nặng, biến dạng khớp hoặc đau khớp gối nhiều mà điều trị nội khoa không kết quả
* Điều trị nội soi khớp:
– Phương pháp nội soi khớp gối: bơm rửa, cắt lọc, loại bỏ các tổ chức gây viêm bằng đầu đốt sóng RF. Lấy bỏ dị vật trong khớp gây kẹt khớp, có thể là các mẩu sụn khớp bị bong ra hoặc các thành phần bị calci hóa, gọt dũa bề mặt không đều của sụn khớp, cắt lọc sụn chêm bị tổn thương kèm theo.
– Sau nội soi chúng tôi dùng huyết thành giàu tiểu cầu của chính bệnh nhân để bơm vào khớp gối

* Đục xương chỉnh trục ở xương chày hoặc xương đùi
– Là kỹ thuật tốt để sửa chữa các khớp bị lệch trục như khớp gối vẹo vào trong hoặc cong ra ngoài

* Thay khớp gối nhân tạo
– Chỉ định với các trường hợp thoái hóa khớp gối nặng mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả
Thoái hóa khớp gối là bệnh cần được điều trị lâu dài, ngay khi có triệu chứng đau vùng gối bạn cần đi khám ngay để phát hiện bệnh sớm nhất hạn chế thấp nhất những biến chứng nguy hiểm liên quan tới xương khớp. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo một số món ăn giảm bệnh thoái hóa khớp để cải thiện bệnh sớm khỏi nhanh nhất nhé!