I. Cách Thức Thực Hiện (02 cách)

1. Đăng ký góp vốn, mua cổ phần từ công ty Việt Nam

Doanh nghiệp nước ngoài sẽ thực hiện theo 03 bước:

Bước 1: thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài để có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu cấp. (100% vốn phải là của người hoặc tổ chức Việt Nam)

Bước 2: Làm thủ tục để cổ đông nước ngoài mua hoặc góp thêm vốn vào công ty Việt Nam ở bước 1. (Có thể mua hoàn toàn hoặc 1 phần)

Ưu điểm: Đối với cách thức này, khi thành lập thì nhà đầu tư sẽ không cần chứng minh số vốn góp, có nghĩa là không cần xác nhận số dư trong tài khoản ngân hàng có đủ số vốn đầu tư.

Kết quả nhận được là Thông báo về việc nhà đầu tư nước ngoài đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đăng ký kinh doanh) và con dấu.

2. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Đối với cách thức này, thực hiện theo 02 bước:

Bước 1: Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ đầu mà không qua bước trung gian là thành lập công ty Việt Nam

Bước 2: Sau khi có Giấy chứng nhận đầu tư, thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu.

Lưu ý: khác với cách 1, để thực hiện theo cách này, nhà đầu tư phải có văn bản của ngân hàng (Ngân hàng tại nước ngoài hoặc Việt Nam) xác nhận số dư trong tài khoản lơn hơn hoặc bằng so với số vốn đầu tư của nhà đầu tư đó.

Kết quả nhận được của cách này sẽ là Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu.

II. HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ

1. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân

Nhà đầu tư chỉ cần chuẩn bị Hộ chiếu bản sao công chứng trong vòng 06 tháng tại Việt Nam

2. Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức

a. Đối với cách thứ nhất

Nhà đầu tư cần chuẩn bị Đăng ký kinh doanh bản dịch thuật sang tiếng Việt và được công chứng trong vòng 06 tháng tại Việt Nam.

b. Đối với cách thứ hai

Nhà đầu tư chuẩn bị:

Đăng ký kinh doanh bản dịch thuật, công chứng trong vòng 06 tháng tại Việt Nam
Văn bản của ngân hàng tại nước ngoài xác nhận số dư tài khoản lớn hơn hoặc bằng so với số vốn đầu tư
Báo cáo tài chính trong vòng 02 năm gần nhất được dịch thuật, công chứng tiếng Việt
Hộ chiếu bản sao công chứng trong vòng 06 tháng tại Việt Nam của người được bổ nhiệm quản lý công ty tại Việt Nam.
III. Một Số Điểm Đáng Lưu Ý

Thứ nhất, đối với mục tiêu dự án (Ngành nghề kinh doanh) phân phối bán buôn, bán lẻ: Mục phân phối bán buôn thì có thể hoạt động bình thường, nhưng để được hoạt động mục tiêu phân phối bán lẻ thì phải xin giấy phép phân phối do Bộ Công Thương cấp.

Thứ hai, sau khi hoàn tất việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cần mở tài khoản vốn. Sau đó, nhà đầu tư gửi tiền vào tài khoản vốn của công ty tương ứng với số vốn góp của mình.

Thứ ba, đối với loại hình công ty cổ phần, sau khi thực hiện bước chuyển nhượng cho cổ đông mới thì cổ đông chuyển nhượng cần phải làm thủ tục nộp tờ khai thu nhập cá nhân và nộp thuế thu nhập cá nhân (0,1% giá trị chuyển nhượng) đến cơ quan thuế quản lý.
>>> thủ tục thành lập công ty TNHH

Như vậy, trước khi thành lập công ty có yếu tố nước ngoài thì anh/chị cần tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Trên đây là những vấn đề pháp lý cơ bản để giúp anh/chị có thể nắm rõ hơn.