Bên cạnh một lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cũng góp phần vô cùng quan trọng để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Vì vậy, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần ưu tiên những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe. Và khoai lang chính là lựa chọn hoàn hảo nhất của các mẹ bầu.
1. Tại sao bà bầu lại ăn khoai lang?
- Phòng ngừa táo bón hiệu quả
Táo bón là triệu chứng khi mang thai khó chịu gây phiền toái rất nhiều cho các mẹ bầu trong suốt 9 tháng “mang nặng”. Khoai lang có một lượng lớn chất xơ, a-xít amin giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nhờ vậy giúp nhuận tràng và ngừa táo bón hiệu quả.
- Tăng sức đề kháng
Sức đề kháng suy giảm nên trong thời gian mang thai, mẹ bầu rất dễ mắc bệnh liên quan đến sự thay đổi thời tiết, khí hậu, nhất là cảm cúm. Cảm cúm khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Nhờ có lượng vitamin C dồi dào, bà bầu ăn khoai lang có thể giúp phòng ngừa hiệu quả chứng cảm cúm. Hơn nữa, sắt, vitamin D và nhiều dưỡng chất khác trong khoai lang cũng góp phần tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.
- Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Tuy có vị ngọt tự nhiên, nhưng khoai lang vẫn là lựa chọn hoàn hảo cho các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, bởi lượng đường trong khoai lang không chuyển hóa trực tiếp thành đường trong máu. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Mỹ, ăn một lượng khoai lang vừa phải còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường.
- Phòng ngừa ốm nghén
Vitamin B6 vừa đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tế bào máu, vừa có tác dụng ngăn ngừa ốm nghén hiệu quả. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu cần bổ sung 1,9mg vitamin B6 mỗi ngày. Trung bình 1 chén khoai nấu chín chứa khoảng 0,6mg vitamin B6, đáp ứng 1/3 nhu cầu hàng ngày của mẹ bầu.
- Kiểm soát cân nặng hiệu quả
Nhờ có hàm lượng chất xơ dồi dào, bà bầu ăn khoai lang sẽ cảm thấy no nhanh hơn, từ đó giúp hạn chế lượng thực phẩm nạp vào cơ thể. Tránh tình trạng ăn quá nhiều.
- Bà bầu ăn khoai lang tốt cho trí não thai nhi
Ngoài trứng và thịt, khoai lang là một trong số những thực phẩm có nguồn choline dồi dào. Choline đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí não của thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ghi nhớ và học tập. Hơn nữa, tăng cường choline khi mang thai còn giúp giảm nguy cơ dị tật thai nhi.
>>> xem thêm: siêu âm thai 30 tuần
2. Mẹ bầu ăn khoai lang cần lưu ý gì?
– Không ăn quá nhiều: Hàm lượng vitamin A trong khoai lang khá cao. Trung bình 1 chén khoai lang nấu chín, cả vỏ khoảng 400gr có thể cung cấp khoảng 1.992 mg vitamin A, gấp 3 lần nhu cầu vitamin A hàng ngày của mẹ bầu. Dư thừa vitamin A có thể gây sảy thai, thai chết lưu, dị tật thai nhi… Để đảm bảo, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng khoai lang vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
- Không ăn sống: Màng tinh bột lớp ngoài của khoai lang nếu không được làm chín có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho hệ tiêu hóa: đầy hơi, ợ nóng, buồn.
– Không ăn cùng dưa chua, củ cải muối: Hàm lượng protein trong khoai lang nếu kết hợp với thực phẩm có vị chua như củ cải muối sẽ sản sinh a-xít, gây khó chịu cho dạ dày.
– Ăn vào buổi trưa: Can-xi trong khoai lang cần 4-5 giờ để hấp thu vào cơ thể. Vì vậy, nếu mẹ bầu ăn khoai lang vào buổi trưa, lượng can-xi sẽ hấp thụ hoàn toàn trước bữa ăn tối, không ảnh hưởng tới việc hấp thu can-xi từ các thực phẩm khác.
Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.
>>> tham khảo: địa chỉ đăng ký thai sản uy tín