Do hồ tiêu rớt giá sâu, bà con Gia Lai đang dần thay đổi lối trồng cũ, sử dụng phân bón, thuốc BVTV hoá học sang sản xuất sạch, VietGAP, organic.

Trong khi hồ tiêu Tây Nguyên trồng theo lối cũ, phun thuốc trừ sâu, dùng phân hóa học, rơi vào thảm cảnh tiêu điều, vì dịch bệnh, rớt giá, thì có một lối trồng hồ tiêu “đối chứng” khác, không hề mới, đó là hồ tiêu sạch, VietGAP, organic, thu hoạch đến đâu bán hết đến đó, giá lại cao gấp nhiều lần.


Đó là sự ưu việt thấy rõ của phương thức canh tác hồ tiêu sạch đang được nông dân xã Nam Yang, huyện Đak Đoa thực hiện, và đem lại kết quả rõ ràng.

Ông Hoàng Phước Bính-Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê-cho biết: “Sản xuất hữu cơ bền vững, bán được giá cao là điều chắc chắn. Năm 2017, tôi cùng Hiệp hội Hồ tiêu đi khảo sát một HTX ở Campuchia, hồ tiêu đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về hữu cơ, đã bán được giá 14,5 USD, trong khi hồ tiêu thường chỉ 4 USD”.

Đặc biệt, tại Campuchia hiện nay, người dân vẫn canh tác theo phương thức truyền thống, không dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa chất, chỉ dùng phân hữu cơ, hoặc phân vi sinh.

Canh tác như vậy, không chỉ hồ tiêu của họ được chứng nhận quốc tế về sản phẩm sạch, giá cao, mà gạo Campuchia cũng được chính… người Việt tiêu thụ, với giá cao hơn hẳn gạo sản xuất trong nước.

Sự hơn hẳn của chữ “sạch” ở tất cả các sản phẩm nông nghiệp là điều không cần bàn cãi. Song, vì sao nông dân Tây Nguyên lại chuyển đổi canh tác chậm như thế, cứ mãi dùng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu hóa chất?

Nhiều tới mức đất trồng bị chai lì, thoái hóa nghiêm trọng, còn cây trồng thì mất khả năng đề kháng, rất dễ bị mắc bệnh. Những căn bệnh phổ biến của hồ tiêu Tây Nguyên, có nguồn gốc từ nhiều năm trước. Nhưng nay phát ra ở diện rộng, khả năng chống đỡ vô cùng khó khăn. Tag: ống xốp đen nuôi tôm

Canh tác theo “phương thức hóa chất”, đã phải nếm nhiều trái đắng, hồ tiêu rớt giá thê thảm, tới mức tiền bán hồ tiêu không bù được tiền thuê nhân công thu hái.

Khi phải cho không sản phẩm của mình làm ra, thì sự nguy hiểm đã lên tới đỉnh cao, không còn sự lựa chọn nào khác, họ chấp nhận phá sản vườn hồ tiêu.

Vậy, đã đến lúc, các cơ quan chức năng, kể cả ngân hàng là nơi cho nông dân vay tiền canh tác, cần có biện pháp quyết liệt, để giúp nông dân tìm đường ra cho cây hồ tiêu.

Điều đáng nói nữa là, giá hồ tiêu đạt chuẩn organic trên thị trường thế giới vẫn không hề thấp, thậm chí lúc nào ở mức cao.

Nhưng chuyển đổi cả một hệ tư duy, một phương hướng canh tác, vốn đã ăn sâu trong nếp nghĩ, cách làm của người trồng hồ tiêu, là điều không hề dễ.

Chính vì thế, càng cần sự chung tay, góp sức của nhiều cấp ngành, để chuyển đổi từ trồng hồ tiêu “không sạch” sang hồ tiêu “sạch”. Vì đó là tương lai tươi sáng của ngành sản xuất hồ tiêu Việt.

Tuy nhiên, đã có địa phương đi tiên phong, đó là xã Nam Yang, một người dân ở đây cho biết: “Đơn giản là phải liên kết với nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay trong chăm sóc hồ tiêu theo hướng hữu cơ bền vững”.

Theo đó, nông dân liên kết với doanh nghiệp, để được cung ứng kỹ thuật, phân bón hữu cơ vi sinh, giảm chi phí đầu vào ở mức thấp nhất. Sản xuất theo hướng hữu cơ, giá trị sản phẩm thấp nhất cũng cao gấp đôi, so với canh tác bằng phân hoá học”.

Với kinh nghiệm từ Nam Yang, cây hồ tiêu hoàn toàn có thể “bứt phá” trong giai đoạn vô cùng gian nan này.

Đắk Nông: Chanh dây và nhiều cây trồng được chọn tham gia OCOP

Với tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, Đắk Nông được xem là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng để triển khai Chương trình OCOP. Tag: ống sủi oxy ao tôm


Theo đó, từ nay đến năm 2020, Đắk Nông sẽ phát triển 15 sản phẩm thuộc nhiều nhóm khác nhau là thế mạnh ở các huyện, thị xã. Cụ thể: lúa gạo, xã Buôn Choáh (Krông Nô), hạt mắc Ca (Tuy Đức).

Tiêu sạch (Đắk Song, Gia Nghĩa, Đắk R’lấp), chanh dây (Gia Nghĩa, Đắk R’lấp), măng cụt, sầu riêng (Gia Nghĩa), bơ (Krông Nô, Gia Nghĩa, Đắk Mil, Đắk Song), cà phê Đắk Đam, cà phê Hoàng Gia Phú (Đắk Mil).

Chè xanh đóng gói (Đắk Glong), thảo dược từ cây đinh lăng, gấc (Cư Jút, Đắk Glong, Krông Nô, Tuy Đức).

Ông Lê Trọng Yên, Giám đốc Sở Nông nghiệp Đắk Nông, cho biết, các ngành chức năng và địa phương, đã có hành động cụ thể, để nâng tầm sản phẩm chủ lực, nên nhiều loại nông sản đạt chất lượng cao, bước đầu khẳng định thương hiệu với người tiêu dùng, xuất khẩu.

Song, để phát triển bền vững, nông sản chủ lực gắn với OCOP, vẫn còn nhiều việc phải làm. Do đó, tỉnh sẽ tập trung phát triển nguồn nguyên liệu ổn định. Làm được điều này, sẽ khắc phục được tình trạng “cung không đủ cầu” cho các nhà máy, đơn vị chế biến, sản xuất; hay “cung vượt cầu” làm giá cả đi xuống.

Mặt khác, việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về quy hoạch nhà máy, cơ sở chế biến quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đạI, nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, cũng được chú trọng.

Nông sản OCOP khi ra thị trường, sẽ có giá trị cao hơn, bởi được đầu tư trong vùng nguyên liệu đạt chuẩn, sản xuất, chế biến theo công nghệ, kỹ thuật cao, đồng đều mẫu mã, chủng loại.

Việc xúc tiến thương mại, tìm đầu mối lớn tiêu thụ sản phẩm, để kết nối thành chuỗi, từ sản xuất tới tiêu thụ, cũng được xúc tiến mạnh mẽ, đi đến hiệu quả cuối cùng.

Nhà nước cần định hướng, hỗ trợ hiệu quả hơn nữa việc đánh giá thị trường, chiến lược quảng bá, bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp, HTX, hộ cá thể, gắn với phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu...

Kinh phí thực hiện đề án OCOP giai đoạn 2018 – 2020, dự kiến trên 56, 1tỷ đồng, chủ yếu huy động từ doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ sản xuất, kinh doanh khoảng 85 – 90% kinh phí. Ngân sách Nhà nước mang tính chất hỗ trợ, được huy động từ nguồn vốn lồng ghép

M'Đrắk: Chuyển đổi cây trồng để chống hạn

Hằng năm, huyện M’Đrắk (Đắk Lắk) gieo trồng trên 33.000 ha cây trồng các loại. Gần đây, hạn hán xảy ra thường xuyên ngay giữa vụ xuân- thu, nhất là cây lúa nước. Vì vậy, huyện đã chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu.

Toàn huyện có hơn 300 ha lúa nước, thường bị thiếu nước giữa vụ, tập trung chủ yếu xã Cư San, Cư Mta, Krông Jing, tổ dân phố 1, 3, thị trấn M’Đrắk...

Một số nơi, chỉ sản xuất được một vụ, còn lại năng suất thấp, lãng phí trong sử dụng đất.

Nguyên nhân do không có công trình thủy lợi, nước sông suối hạn chế. Năm 2018, có 1.451,9 ha cây trồng bị hạn, trong đó: lúa nước 735,5 ha; ngô 663,9 ha; sắn 45,4 ha; đậu đỗ 7,1 ha.

Hiên, M’Đrắk đã xuống giống 4.497,5 ha cây trồng vụ đông xuân 2018 - 2019, đạt 86,9% kế hoạch. Song, nước tại các công trình thủy lợi đã xuống thấp từ 0,8 – 1 m.

Vì vậy, huyện chỉ đạo các địa phương chủ động chuyển đổi cây trồng trên đất lúa 2 vụ.

Tại xã Ea Trang, bà con đã chuyển trên 5 ha sang trồng ngô; nhiều diện tích lúa nước tại thị trấn M’Đrắk, chuyển sang trồng dưa leo, cà tím, rau ...

Ông Phạm Xuân Tạc, thị trấn M’Đrắk, cho biết, mỗi năm ông trồng 3 - 4 vụ rau, thay vì 2 vụ lúa, hiệu quả kinh tế hơn 2 lần so trồng lúa.

Ông Nguyễn Thế Thập, Trưởng Phòng Nông nghiệp M’Đrắk, cho biết: Trước điều kiện thời tiết ngày càng bất lợi, việc chuyển đổi cây trồng trên đất hạn là yêu cầu cấp thiết.

Huyện đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiết kiệm nước, nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế. Triển khai kịp thời chính sách hỗ trợ, đồng thời, khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn tiêu thụ nông sản…

Vụ đông xuân 2019, khuyến khích tập trung vào hai trà sớm và chính vụ, để tránh hạn cuối vụ; chú trọng sử dụng giống lai, giống xác nhận có năng suất, sản lượng, giá trị hàng hóa cao.

Không sử dụng giống ngoài luồng, giống qua nhiều vụ, không gieo trồng trên diện tích không đủ nước tưới.

Lâm Đồng: Chuyển đổi mô hình sản xuất, ứng phó biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BÐKH), đã và đang ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống cư dân huyện Ðức Trọng. Ðể thích ứng, những năm gần đây, huyện tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, nhưng vẫn phát huy hiệu quả kinh tế.

Hàng trăm ha đất nông nghiệp thiếu nước trong mùa khô, đã được bà con dân tộc thiểu số Tà Năng, luân canh rau màu, thay vì trồng lúa.

Ông Hoàng Văn Giang, cho biết, hai năm trước, ông vẫn là hộ nghèo. Nhờ chuyển đổi cây trồng, không để đất trống, nên 1,2 ha diện tích lúa nước một vụ, đã được trồng củ cải trắng.

Ông Giang nói: “Trước, làm ruộng một vụ/ năm, thiếu đói đeo bám. Từ khi chuyển sang trồng rau, màu, thu nhập cao, có tiền cho con đi học, kinh tế đi lên”.

Hiện, ở Tà Năng không khí thay đổi nhận thức, canh tác theo hướng nâng cao giá trị hàng hóa. Anh Lý Văn Nghiên, chia sẻ: “Khi chưa chuyển sang trồng màu, gia đình chỉ trông vào mấy sào cà phê cằn cỗi, và lúa nước.

Mùa khô đến, cà phê khô hạn, ruộng bỏ không. Từ khi chuyển đổi cây trồng, đời sống đã ổn hơn. Nếu cứ giữ cách làm cũ, không bao giờ khá được.

Ông Đỗ Văn Hiền, Chủ tịch xã Bình Thạnh, cho biết, xã có 1.400 ha đất sản xuất, chủ yếu trồng cà phê, dâu tằm. Để chống chọi hạn hán, xã khuyến khích trồng xen cây lâm nghiệp, để tăng độ che phủ, và làm cây bóng mát cho cà phê.

Những nơi không chủ động nguồn nước, chuyển sang làm rau, màu và cây dâu tằm bằng công nghệ tưới ẩm. Vừa tiết kiệm nước, vừa thu nhập cao gấp 7 lần trồng lúa.

Nguồn: kinhtenongthon.vn/gia-lai-san-xuat-ho-tieu-theo-huong-huu-co-ben-vung-post26192.html