Kinh doanh Trung tâm thương mại (TTTM) tại Việt Nam giờ đã không còn là bài toán dễ dàng. Bằng chứng là trong năm 2018, doanh thu ngành bán lẻ vẫn tăng trưởng khá, nhưng kinh doanh Trung tâm thương mại (TTTM) lại đang có dấu hiệu đi xuống. Liệu rằng trong năm 2019, việc kinh doanh TTTM sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại?

Xem thêm: Cách thức rao bán nhà đất nhanh chóng hiệu quả

Thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển?
Theo thống kê mới đây của cục Thống kê, trong năm 2018, doanh thu bán lẻ có mức tăng trưởng khá tốt. So với năm 2017, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 12,9%. Theo xếp hạng của Chỉ số phát triển bán lẻ năm 2017, Việt Nam là thị trường hấp dẫn và xếp hạng thứ 6 trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các TTTM lại có phần đi xuống. Tại Hà Nội, khu vực quận Hoàn Kiếm không có nguồn cung mặt bằng bán lẻ mới. Còn khu vực các quận Đống Đa, Ba Đình, tỷ lệ trống mặt bằng thương mại đạt trên 20%. Điều này đã khiến giá thuê giảm xuống 0,3% – 2,4% theo năm.

Còn tại TP.HCM, tính đến quý 2/2018, thị trường mặt bằng bán lẻ cũng không ghi nhận nguồn cung mới. Tuy nhiên, điều đáng nói là số lượng người đến trung tâm thương mại mua hàng lại không nhiều. Điều này đã khiến các nhà phát triển bất động sản bán lẻ tại Việt Nam lo lắng?
Theo các chuyên gia phân tích địa ốc, một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến việc kinh doanh mặt bằng TTTM gặp khó là do sự tăng trưởng nhanh của thương mại điện tử. Thực tế, thương mại điện tử phát triển đã làm thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Nhà đầu tư kinh doanh TTTM phải làm gì trong năm 2019?
Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, TTTM muốn tồn tại được trên thị trường, đồng nghĩa với việc kinh doanh bán lẻ phải được đẩy mạnh hơn nữa. Sự phát triển của thương mại điện tử, khiến các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống đang có xu hướng chuyển dịch sang bán hàng đa kênh.
Đứng trước nhu cầu “đa kênh hóa” của doanh nghiệp, nhà phát triển bất động sản bán lẻ cũng cần phải có sự thay đổi lại không gian, như tăng khả năng lưu trữ hàng hóa, không gian lưu trữ hàng hóa cần có sự chuyên nghiệp nhất định để dễ dàng quản lý danh mục trong kho; có sự chuẩn bị về công nghệ tốt hơn cho doanh nghiệp bán lẻ. Bởi vì khi chuyển sang bán hàng đa kênh, yêu cầu về máy móc, kết nối sẽ khác rất nhiều so với chỉ là showroom trưng bày thông thường.
Trong khi đó, các chủ đầu tư kinh doanh TTTM nên có sự chủ động trong quy hoạch ngành hàng cho thuê mặt bằng. Thương mại điện tử phát triển nhanh cũng khiến các doanh nghiệp tiêu dùng bị ảnh hưởng ít nhiều. Do đó, chủ đầu tư kinh doanh TTTM nên chú trọng vào các ngành hàng cần có sự trải nghiệm trực tiếp của khách hàng – đây chính là điều mà thương mại điện tử không thể thay thế được cho TTTM truyền thống.
Có thể nói, trước làn sóng hội nhập, rất nhiều nhãn hàng, cũng như nguồn vốn rót vào Việt Nam, nhà phát triển bất động sản bán lẻ cần có sự tỉnh táo, nên chủ động đón đầu những thay đổi mới nhất trong hành vi tiêu dùng, để từ đó có sự chuẩn bị, thích nghi nhanh chóng.
Nguồn: https://muachungcu.org/nam-2019-lieu...am-thuong-mai/