Đối với nữ giới do cấu tạo ngắn và rộng, nằm ở vị trí gần âm đạo, hậu môn nên niệu đạo ở nữ giới rất dễ bị vi khuẩn có hại tấn công gây viêm nhiễm. Nhất là trong quá trình mang thai với sự thay đổi của cơ thể, hệ tiết niệu của người phụ nữ dễ bị nhiễm trùng, tổn thương hơn bởi rất nhiều nguyên nhân, cụ thể như:
+ Do sự phát triển của thai nhi: Thai nhi phát triển khiến tử cung lớn hơn bình thường gây chèn ép lên bàng quang và niệu đạo, khiến lượng nước tiểu chảy chậm hoặc không thoát hết ra ngoài tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại trong nước tiểu xâm nhập gây viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
+ Do nội tiết thay đổi: Nội tiết tố cơ thể thay đổi, gây mất cân bằng môi trường âm đạo, môi trường ống niệu đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và mầm bệnh xâm nhập.
+ Do vi khuẩn lậu: Một số trường hợp quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến lây nhiễm vi khuẩn lậu trước hoặc trong khi mang thai là nguyên nhân gây viêm niệu đạo do lậu.
+ Gián đoạn quá trình bài tiết nước tiểu: Niệu đạo ở nữ giới mở rộng hơn bình thường, co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài chậm hơn và tiết ra nhiều dịch nhầy hơn. Một lượng lớn vi khuẩn có hại trong nước tiểu đọng lại cùng với lớp dịch nhầy dễ gây viêm niệu đạo.
+ Thói quen vệ sinh: Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách trong khi giai đoạn này chị em thường tiết rất nhiều dịch âm đạo, nên có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm phụ khoa, viêm nệu đạo khi mang bầu.
Tham khảo thêm: nguyên nhân viêm niệu đạo ở trẻ nhỏ , phòng tránh viêm niệu đạo ở phụ nữ
Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra viêm niệu đạo ở phụ nữ có thai như: các bệnh lý ở bàng quang, tiểu đường hay những dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu…
Nhận biết bệnh viêm niệu đạo ở phụ nữ có thai qua những triệu chứng nào?
Để sớm nhận biết bệnh và có hướng xử trí kịp thời, chị em phụ nữ cần đặc biết lưu ý đến các triệu chứng điển hình của bệnh viêm niệu đạo như sau:
• Tiểu đau, tiểu rắt, nước tiểu đục thậm chí lẫn cả máu. Luôn có cảm giác buồn tiểu ngay cả khi vừa mới đi.
• Khi đi tiểu cảm nhận thấy niệu đạo nóng rát, đau buốt.

• Đau vùng bụng dưới, đau ở giữa âm đạo và hậu môn do viêm nhiễm đã lan sang cơ quan khác.
• Dịch âm đạo ra nhiều, có mủ nhớt, ngứa âm hộ hoặc sâu bên trong.
• Có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu khi xuất hiện biểu hiện bị sốt, ớn lạnh, đau lưng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chán ăn.
• Âm hộ tấy đỏ, soi lên thấy niệu đạo bị viêm, sưng, đỏ.
Đối với phụ nữ mang thai, các biểu hiện này thường rõ và diễn biến nhanh hơn so với các chị em bình thường khác. Nếu được quan tâm và điều trị kịp thời thường ít gặp phải các biến chứng cho thai nhi, nhưng nếu không được can thiệp sẽ để lại rất nhiều hậu quả.