Gọi là karaoke di động bởi chỉ cần một khoản tiền nhỏ bạn có thể hát thỏa thích ngoài chợ, ngoài đường hoặc thuê hẳn một dàn loa về nhà mà không cần mất tiền mua sắm tốn kém. Trước đây vào dịp lễ, tết người dân mới tổ chức hát thì nay ở nông thôn, chỉ cần bán bò hay bán heo cũng phải tổ chức “sự kiện”.


Dàn karaoke di động gồm hệ thống loa thùng, micro, kèm theo màn hình ti vi, chiếc máy tính bảng (iPad) hoặc điện thoại thông minh kết nối 3G cài đặt phần mềm hát karaoke. Nhờ kết nối bluetooth, âm thanh sẽ phát qua loa, người hát chỉ cần nhìn vào màn hình để hát.

Người dân quê tôi và ngay cả ở các thành phố lớn gọi hình thức này là hát “kẹo kéo”, bởi tính chất hát di động mọi lúc mọi nơi như các anh chàng bán kẹo kéo hát rong. Nếu hệ thống loa của những anh chàng "kẹo kéo" đơn giản, nhẹ nhàng thuận tiện cho việc di chuyển thì giờ đây, hệ thống âm thanh karaoke di động của làng tôi vô cùng cầu kỳ. “Loa 'kẹo kéo' trước đây một người rinh giờ hai người khiêng không xuể. Hôm rồi nhà em gái tôi gọi ‘kẹo kéo’ chở đến nhà, qua hết đoạn bê tông gặp con đường đất, bánh xe lún, phụ nữ xúm khiêng chật vật”, bà Phan Thị Diệu, một người dân An Thọ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) cho biết. Tag: bảng hiệu bar

Hiện nay nếu karaoke di động sử dụng màn hình tivi thì có giá thuê 50.000 đồng/giờ, còn sử dụng máy tính bảng có giá 30.000 đồng/giờ. Đây là giá thuê về nhà. Còn tại những điểm công cộng như tại chợ quê tôi, một bài hát sẽ có giá 5.000 đồng, hát nhiều trả nhiều, “các ca sĩ” thoải mái thể hiện mình trước đám đông, thậm chí còn phát trực tiếp hoặc đưa ảnh rầm rộ lên mạng xã hội.

Sau một ngày làm việc vất vả, được ca hát là niềm vui của mỗi người dân, một nhu cầu giải trí lành mạnh, chính đáng, cần thiết trong đời sống tinh thần. Hát để quên đi nỗi vất vả cực nhọc, hát để mang lại niềm vui trong cuộc sống. Tuy nhiên, karaoke di động tiện lợi, rẻ tiền, phát triển tràn lan quá đà gây ồn ào, mất trật tự, trở thành nỗi kinh hoàng đối với nhiều người. Tag: bang hieu bar

Anh Nguyễn Văn Tánh, ở xã An Thọ (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) kể anh nhận được điện gọi của em cột chèo (em rể) nói mới bán con heo, chiều nay cúng ông chuồng bà chuồng (cúng thần nơi chuồng heo mong nuôi heo chóng lớn), anh chị xuống chơi vui. Đến nơi mâm cúng vừa tàn nhang, chủ nhà bưng xuống xắt thịt lòng, mới gắp đũa thịt thì có người kéo thùng loa "kẹo kéo", mọi người hát vang làng vang xóm. Khi say rồi thì gào thét, nhiều người còn khoa tay múa chân, nhảy loạn xạ theo điệu nhạc tạo hình ảnh phản cảm.

Còn tại chợ thị trấn Hòa Vinh (Phú Yên), dịp 20-10 vừa qua, người bên này đang hát thì cách đó không quá 10m cũng có người “cạnh tranh”. Bên này đang là “người ơi khi cố quên là khi lòng nhớ thêm” thì bên kia là “mỗi năm đến hè lòng man mác buồn”. Các âm thanh hỗn loại chói tai khiến nhiều người khó chịu, đặc biệt với một số người mệt mỏi sau một ngày làm việc hay người lớn tuổi cần không gian tĩnh lặng để nghỉ ngơi.

Không chỉ hát ở nhà, ở chợ, tại các điểm du lịch cũng xuất hiện loa “kẹo kéo”. Anh Ngô Quốc Thái, một tài xế lái xe ở thành phố Tuy Hòa chia sẻ, hôm rồi ra Hòn Chùa (xã An Phú, thành phố Tuy Hòa), thấy nhóm người hát karaoke di động ầm ĩ làm khách du lịch phải né tránh.

Ông Hồ Văn Tiến, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên cho biết, việc hát karaoke di động đã gây ảnh hưởng cho những người xung quanh, nhiều người bức xúc. Sở đã phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quán triệt, mời các cơ sở tổ chức cho thuê karaoke di động, cơ sở hát nhạc sống để tuyên truyền và yêu cầu các cơ sở này kí cam kết về giờ giấc cho thuê và quy định về mức âm lượng để không gây ồn ào cho người khác. Về phía thanh tra của sở, tăng cường quản lý hoạt động hát karaoke di động trên địa bàn tỉnh, sở đã phối hợp công an tỉnh phổ biến các quy định có liên quan đến nội dung này.

Nguồn: thesaigontimes.vn/280592/karaoke-di-dong-dai-nao-lang-que.html

View more random threads: