Hiện nay, cả nước có hơn 200 dự án nhà ở xã hội với quy mô khoảng 168.700 căn hộ. Tuy nhiên, điều đáng nói là các dự án Xây dựng nhà ở xã hội này đều có điểm chung là đang bị chậm tiến độ hoặc do không có nguồn vốn nên tạm dừng thi công.

Xem thêm: Cẩm nang thuê chung cư 2 phòng ngủ Hà Nội mà ai cũng nên biết để tránh rủi ro

Doanh nghiệp gặp khó trong việc phát triển nhà ở xã hội
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, chủ yếu hiện nay các dự án Xây dựng nhà ở xã hội đều tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội và TP.HCM. Đa số các dự án đã được phê duyệt từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể phát triển.
Điển hình là dự án Tổ hợp Nhà ở xã hội và Dịch vụ thương mại AZ Thăng Long (Hoài Đức, Hà Nội), được phê duyệt triển khai nhà ở xã hội từ đầu năm 2014 và nằm trong diện được vay gói 30.000 tỷ đồng. Theo như lời chủ đầu tư cam kết, sẽ bàn giao nhà vào cuối năm 2017. Mặc dù đã quá thời gian cam kết nhưng hiện tại dự án vẫn chỉ xây dựng dang dở phần thổ và đang đắp chiếu. Sở dĩ, dự án ngừng thi công là do thiếu vốn.

Xây dựng nhà ở xã hội: Cần có thêm nguồn vốn tín dụng
Còn tại TP.HCM, dự án nhà ở xã hội 584 Lũy Bán Bích, quận Tân Phú do Công ty 584 làm chủ đầu tư cũng đang trong tình trạng dừng thi công mặc dù đã bán hết sản phẩm cho khách hàng. Lý do dừng triển khai được chủ đầu tư đưa ra là không có vốn để tiếp tục thực hiện dự án, ngân hàng cũng không cho vay.
Không chỉ chủ đầu tư khổ vì thiếu vốn mà tất cả những khách hàng mua nhà ở dự án này cũng đang rơi tình cảnh khó khăn. Khi dự án chậm tiến độ, khách hàng vừa phải đi thuê nhà, vừa phải trả tiền lãi ngân hàng, dao động trung bình từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.
Theo các chuyên gia, việc hàng loạt các dự án Xây dựng nhà ở xã hội dừng triển khai đều do nguyên nhân thiếu khoản vay cho nhà ở xã hội. Đặc biệt khi gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng ngừng giải ngân khiến hàng loạt dự án nhà ở xã hội xây dựng dở dang bị chậm tiến độ trong thời gian dài.
Mặc dù, đại diện NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết, sẽ có thêm gói hỗ trợ vay 1.000 tỷ để phát triển các dự án nhà ở hội. Tuy nhiên, với số tiền 1.000 tỷ đồng này, các doanh nghiệp và người dân cho rằng, số tiền này không thấm vào đâu so với nhu cầu vốn để phát triển các dự án nhà ở xã hội hiện nay.
Về phía Bộ Xây dựng cho rằng, hiện có hai nguyên nhân khiến các dự án nhà ở xã hội đang gặp khó. Trước tiên là do vốn ngân sách bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội trong giai đoạn 2018 – 2020 chỉ có 1.262 tỷ đồng trên tổng số 9.000 tỷ đồng, mới chỉ đáp ứng khoảng 13% so với yêu cầu của Ngân hàng Chính sách xã hội. Cụ thể năm 2018, ngân hàng này chỉ được giao 500 tỷ đồng, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa được giải ngân.
Để đảm bảo mục tiêu phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn 2016-2020, đến năm 2020 phấn đấu sẽ thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu đồng/m2 sàn nhà ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp và công nhân lao động tại các khu công nghiệp, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Xoay quanh vấn đề này, đại diện Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, nhu cầu mua nhà ở xã hội vẫn rất lớn. Nếu kiến nghị bổ sung tín dụng cho Xây dựng nhà ở xã hội của Bộ Xây dựng được đáp ứng chắc chắn sẽ có nhiều dự án được xây dựng hơn, người có thu nhập thấp có thể dễ dàng mua được nhà.

Nguồn: https://tapchimuabannhadat.com/xay-d...-von-tin-dung/