Chị Lò Thị Dưng, bản Quỳnh Thuận (xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) đã ăn nên làm ra từ khi trồng thanh long ruột đỏ. Nhiều người nói vui, chị Dưng trồng cây ra quả có cả ngàn hạt li ti, ăn vừa thanh mát mà lại rủng rỉnh tiền tiêu.

Vì dòng điện của tổ quốc, cuối năm 2007, chị Dưng cùng gia đình rời bản Nghé Tỏng, xã Mường Chiên (Quỳnh Nhai – Sơn La) về định cư ở bản Quỳnh Thuận, xã Chiềng Pha (Thuận Châu – Sơn La).


Về với vùng đất mới còn nhiều bỡ ngỡ, chị Dưng cùng gia đình lại bắt đầu hành trình bới đất, lật cỏ tìm kế sinh nhai với cây ngô, cây lúa. Quanh năm suốt tháng còng lưng “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng sản lượng lúa, ngô thu được trên một đơn vị diện tích cũng chỉ đủ no cái bụng qua ngày. Chị Dưng quan niệm, đất đai rộng mênh mông như này mà không khá lên được là mình có lỗi. Tag: máy thổi khí vèo tôm


Đầu năm 2017, trong một lần cùng đoàn công tác của huyện Thuận Châu đi tham quan, học hỏi các trang trại trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Mai Sơn, chị Dưng đặc biệt ấn tượng với trang trại trồng thanh long ruột đỏ của anh Nguyễn Văn Vinh.

Không chút đắn đo, chị Dưng bàn với chồng phá bỏ nương ngô, nương lúa và bỏ vốn đầu tư làm 450 trụ để trồng thanh long. Rồi vợ chồng chị Dưng về đất Mai Sơn lấy hơn 2.000 cành giống thanh long ruột đỏ về trồng 0,5ha đất.

Chia sẻ với chúng tôi về kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ, chị Dưng cho hay: Nên chọn hom dài từ 35 – 40cm, chọn cành to, khỏe, không bị sâu bệnh. Xung quanh mỗi trụ đặt 4 hom thanh long. Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này khi hom phát triển nhanh bám vào trụ. Tag: máy thổi khí bể ương tôm

Không phụ công chăm bón, một năm sau, vườn thanh long nhà chị Dưng đã cho bói lứa quả đầu tiên. Giống thanh long được chị Dưng trồng trên vùng đất có khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp nên cho chất lượng quả ngọt lịm, thanh mát. Ra quả đến đâu, bán hết đến đó.

“Từ lúc bói quả đến nay, tôi đã thu hái được 6 - 7 lứa, sản lượng trên 3 tấn quả. Với giá bán từ 25.000 đến 30.000 đồng/kg, gia đình đã thu được gần 80 triệu đồng. Trên vùng đất này chưa có hộ nào trồng thanh long nên khi chín cắt được bao nhiêu quả khách đều đặt mua hết” – chị Dưng phấn khởi.

Ngoài ra để cung cấp đầy đủ nước tưới cho vườn thanh long vào mùa khô, chị Dưng đầu tư thêm hệ thống tưới nhỏ giọt đến từng trụ thanh long.

Theo chị Dưng, muốn cành thanh long khỏe cho chất lượng quả to và ngon, mỗi cành chỉ nên để từ 1 – 2 quả. Để cây thanh long sinh trưởng và phát triển tốt, mỗi tháng, chị Dưng dùng phân chuồng ủ hoai mục, phân NPK cho vườn thanh long “ăn” một lần. Bấm tỉa hết các cành vượt, cành dài vươn ra khỏi trụ, chỉ để những cành chính nuôi quả.

Trao đổi với Dân Việt, ông Lò Văn Thuận – Phó chủ tịch UBND xã Chiềng Pha cho biết: Mô hình trồng thanh long ruột đỏ của chị Dưng là một trong những mô hình mới trên địa bàn xã. Với hiệu quả kinh tế từ thanh long đem lại, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ nông dân cải tạo vườn tạp chuyển đối sang trồng những cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao như cây thanh long nhằm góp phần giải quyết bài toán xóa đói – làm giàu.

Nguồn: danviet.vn/nong-thon-moi/trong-cay-ra-qua-co-ngan-hat-li-ti-an-thanh-mat-rung-rinh-tien-tieu-927480.html