Theo quy định của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), doanh nghiệp (DN) nhập khẩu các lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (cụ thể là lúa mì) bị nhiễm cỏ dại Cirsium Arvense sẽ bị tạm ngừng nhập khẩu và áp dụng biện pháp xử lý cho tái xuất, áp dụng từ ngày 01-11-2018.


Trước thông tin này, nhiều DN lo lắng, nếu đột ngột cấm nhập khẩu lúa mì, các DN sẽ bị thiệt hại lớn.

Trước vấn đề bức xúc này, chiều 8-10 Hội Lương thực Thực phẩm TP Hồ Chí Minh (Hội LTTP) tổ chức Hội thảo "Khó khăn của DN Việt khi nhập khẩu lúa mì" để lắng nghe ý kiến của các DN, những đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học, nhằm tìm giải pháp tối ưu, cũng như giải quyết ngay khó khăn cho DN.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm, các DN trong nước đã nhập khẩu lúa mì đạt hơn 3,13 triệu tấn bột mì, tương ứng 743 triệu USD (tăng 2,2% về khối lượng và tăng 16,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017). Những nguồn cung cấp lúa mì lớn, có giá trị tốt đều xuất xứ từ Mỹ, Nga, Úc, Canada... Tag: may thoi khi

Ngoài việc nhập khẩu lúa mì để tiêu thụ thị trường nội địa, Việt Nam còn xuất khẩu vào các nước trong khu vực ASEAN dưới dạng bột mì cho giá trị tốt. Loại nguyên liệu này không những giúp phục vụ tiêu dùng trong nước mà còn mang lại giá trị xuất khẩu.

Tuy nhiên, gần đây nhận được phản ánh của rất nhiều đơn vị về những khó khăn do thông tin một số lô hàng có cỏ Cirsium Arvense có thể buộc phải tái xuất hoặc ngưng nhập.

Vậy, loại cỏ Cirsium Arvense có độc hại, có ảnh hưởng đến môi trường nông nghiệp Việt Nam? Nếu cấm đột ngột nhập khẩu lúa mì, các DN Việt Nam sẽ thiệt hại mức nào cần phải được phân tích, đánh giá cặn kẽ.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến chuyên gia, DN cho rằng, loại cỏ này có trong nguyên liệu lúa mì hàng chục năm nay, DN vẫn nhập khẩu và không gây hại cho người sử dụng cũng như cho môi trường nông nghiệp.

Tiến sĩ Trần Duy Khanh - chuyên gia nông nghiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APEC cho rằng, Cirsium arvense là một loài cỏ dại, cạnh tranh dinh dưỡng với một số cây trồng khác chứ không gây hại. Vì vậy, việc bắt buộc các đơn vị phải tái xuất ngay những lô vật thể chứa loại cây này phải cân nhắc. Cùng một lô hàng, nhưng mục đích sử dụng khác nhau, phải có cách xử lý khác nhau. Không nên khiên cưỡng, cứng nhắc mà gây thiệt hại cho DN, nhất là trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Tag: máy thổi khí nuôi cá

Nguồn: cand.com.vn/doanh-nghiep/tim-cach-thao-go-kho-khan-cho-doanh-nghiep-nhap-khau-lua-mi-514952/

View more random threads: