"Đất thuộc khu vực phố cổ luôn có giá cao ngất ngưởng vì có giá trị về lịch sử, văn hóa, nằm ở vị trí trung tâm, thuận tiện về buôn bán. Chỉ cần khoảng chục mét vuông mặt đường, người dân có thể kiếm vài chục triệu đồng thu nhập mỗi tháng hoặc cho thuê. Bởi vậy, nhà mặt tiền tại các phố Hàng Ngang, Hàng Đào dù cũ, nhỏ nhưng chưa khi nào có giá dưới 800 triệu đồng/m2. Tuy vậy rất ít có giao dịch thành công vì không ai muốn bán đi núi vàng như vậy, trừ trường hợp bất đắt dĩ", một chuyên gia nhận định.

Bác Thu bán bún ốc trên phố Hàng Bạc cho biết, các tuyến phố cổ giúp người dân "hái ra tiền". Trong trường hợp không kinh doanh, các hộ có thể thu về 30-70 triệu đồng/tháng nhờ việc cho thuê mặt bằng với diện tích từ 15 - 50 m2.

Giá nhà mặt phố tại phố Huế lên tới nửa tỷ đồng một mét vuông, tiếp theo là Xã Đàn, Nguyên Hồng,... Đây đều là các tuyến phố có hàng quán kinh doanh nhiều và lưu lượng giao thông lớn tại Hà Nội.

Theo báo cáo Tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô và giao dịch BĐS quý I/2018 của Batdongsan, phố Huế, Xã Đàn và Nguyên Hồng đang đứng đầu danh sách về giá nhà phố cao nhất. Cụ thể, Xã Đàn khoảng 400 triệu đồng/m2, Nguyên Hồng khoảng 378 triệu đồng/m2, phố Huế khoảng 500 triệu đồng/m2. Đây đều là các tuyến phố có hàng quán kinh doanh nhiều và lưu lượng giao thông lớn tại Hà Nội.


Các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Cầu Giấy là những khu vực có lượng tìm kiếm nhà mặt phố nhiều nhất. Việc tìm kiếm nhà phố cao ở các quận nội đô có thể nhằm mục đích kinh doanh ngoài nhu cầu về nhà ở.

Về biến động giá bán tại thị trường Hà Nội, các khu vực Đông Anh, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm tăng trung bình từ 2-5% so với quý IV/2017. Đặc biệt khu vực Hà Đông tăng tới 15% với mức giá trung bình trong quý I/2018 đạt 38 triệu/m2. Tuy nhiên, một số khu vực đất nền lại chứng kiến sự giảm giá, ở mức 6-8% như Thanh Trì và Gia Lâm.