Đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng và ngày càng phù hợp với xu hướng hiện đại. Những năm gần đây, ngoài phương pháp in offset truyền thống, việc ứng dụng công nghệ in UV các thiết kế, in ấn và thành phẩm sau in được đẩy mạnh.

Mục đích sử dụng in phủ UV: Đối với các sản phẩm như lịch để bàn, lịch treo tường, bao lì xì Tết, bao bì hộp rượu, bánh cao cấp, hộp thuốc tây,…nhãn chai bia, kem đánh răng,…cần độ bóng ánh kim của sản phẩm; tạo vân tia, vân xoay; màu sắc in bền trong môi trường ẩm; va chạm khi vận chuyển,…Hay đối với các catalogue, bao bì,. . cao cấp cần tạo bóng, sần, phun cát, chữ nổi,…trên bề mặt sản phẩm thì dùng phương pháp in phun UV.

In phủ UV: Là phương pháp cũng như nguyên lý in giống như in offset nhưng thay mực in offset bằng mực in UV thường gọi là mực in UV offset. Nhưng công nghệ in phủ UV phức tạp hơn so với in offset thông thường vì phải có hệ thống sấy khô mực UV bằng hệ thống đèn sấy UV và các công đoạn khác như xử lý Corona, flame, plasme, UV nitro,…để mực in UV bám trên bề mặt giấy Metalized.

Mực in UV hay dầu phủ UV có 2 loại: UV gốc dầu và UV gốc nước. UV gốc dầu có ưu điểm bóng hơn UV gốc nước và có hệ thống sấy khô bằng đèn tia cực tím (tia UV) còn UV gốc nước thì được sấy bằng hệ thống đèn sấy hồng ngoại để làm khô.

Giấy in phủ UV có 2 loại là giấy Metalized và Giấy sau in offset.

Giấy Metalized: Đây là phương pháp in UV trên giấy metalized, mục đích là sản phẩm in có độ sáng bóng ánh kim, chịu ẩm, nhiệt tốt, bền màu in,…Loại giấy này được tạo ra bằng cách bồi một lớp metalized trên giấy Duplex, giấy Ivory hay Couches trên 150,. . nếu không sử dụng loại giấy nhôm metalized. Việc lựa chọn loại giấy metalized tùy trường hợp sử dụng của sản phẩm.

Sử dụng công nghệ in offset với mực UV. Giấy sau khi in Offset. Đây là phương pháp in phun UV sau khi offset, mục đích là tạo lớp nhựa bóng, sần, nhám,…trên sản phẩm in. Với cách in này có thể sử dụng phương pháp in offset với công nghệ mực in UV hay in lụa với công nghệ mực in UV.

In UV toàn phần hay từng phần (định hình, cục bộ): In UV toàn phần là tráng toàn bộ lớp UV trên một sản phẩm sau khi in offset hay in offset trên giấy metalized với mực in UV. In UV từng phần là loại in phun UV ở những điểm nào đó cần tạo điểm nhấn sau khi in offset. Ví dụ như hiệu ứng in nổi, sần sùi, nhám như cát,. . . . hoặc khi bạn in 1 tờ in, trên đó có hình 1 chiếc xe hơi, và bạn chỉ phủ UV lên hình chiếc xe đó thôi thì gọi là phủ UV cục bộ (UV từng phần).

In UV có ưu điểm: mực khô nhanh (hầu như là ngay lập tức khi qua hệ thống sấy), tạo được nhiều hiệu ứng đặc biệt (bóng, in nổi, UV cát, metal. . . ), in được trên nhiều vật liệu, thân thiện với môi trường.

Công nghệ in ngày càng hiện đại và phát triển hơn nữa. Từ chỗ chỉ có thể in trắng đen trên giấy nhỏ, ngày nay chúng ta đã có thể in màu sắc đa dạng trên những giấy khổ lớn, vật liệu in thì không chỉ giấy mà mọi chất liệu điều có thể in. Và cả in 3D tạo ra những hình ảnh như thật sống động. In trên mọi chất liệu từ vải, bạt in filex, meka, đá, kính, nhựa cứng,. . . phải nhờ tới công nghệ in hiện đại UV Như vậy chúng ta có thể tạo ra được những tấm phụ kiện điện thoại đẹp như ốp lưng Iphone, Ipad; những chiếc áo đồng phục thể hiện phong cách của nhóm; những tấm trần meka đầy màu sắc, mũ bảo hiểm nhiều hình vẽ,. . Để in UV cũng phải dùng những loại mực in chuyên biệt dành riêng cho loại máy in UV, mực in UV và là loại mực chỉ khô dưới tia UV, mực in khô ngay lập tức khi qua hệ thống sấy, do vậy tạo ra được những bản in đẹp khớp với thiết kế hình ảnh ban đầu, không phải lo lắng vấn đề bị lem, tràn. Trong công nghệ in UV còn chia ra làm nhiều hạng mục chuyên biệt khác nhau, những loại mực in khác nhau khi chọn vật liệu in là lụa, vải, bạt, hay đá, kính, nhựa, meka. Ví dụ in giấy thì dụng mực in UV Vecta Carton, in kim loại thì phải dùng loại UV SD, In Flexo thì dùng UV vecta Flexo,. . . Mực in thường được nhập từ Nhật Bản, ngoài ra còn có các hãng đến từ Đài Loan, Trung Quốc với giá thành hợp lý hơn.
Sản phẩm gia công UV thường là các sản phẩm: name card, hộp giấy, in tui giay cap cap