Rạch tầng sinh môn khi sinh em bé thường được các bác sĩ thực hiện để giúp em bé dễ dàng lọt lòng mẹ hơn. Tuy nhiên, sau khi rạch tầng sinh môn, mẹ thường bị đau và cần có chế độ chăm sóc để vết thương mau hồi phục, không bị biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến các mẹ bầu biện pháp giảm đau sau sinh thường do các vết thương rạch tầng sinh môn, để chuẩn bị mọi thứ thật tốt ngay từ lúc đang mang thai nhé.



Lời khuyên bác sĩ






Vết khâu tầng sinh môn – Hé lộ những điều bạn chưa biết








“Ngấp nghé” lo lắng vì bị rạch tầng sinh môn khi sinh em bé?
Tầng sinh môn là phần mô giữa âm đạo và hậu môn, có chiều dài 3 đến 5 cm. Thủ thuật rạch tầng sinh môn được thực hiện nhằm mục đích giúp cho bé chào đời nhanh chóng và tránh trường hợp sản phụ cố rặng làm rách tầng sinh môn không như ý, vết may tầng sinh môn bị rách sẽ gây mất thẩm mĩ cho các mẹ sau sinh.


Những trường hợp nào cần phải rạch tầng sinh môn?
Tính đàn hồi của tầng sinh môn kém, miệng âm đạo nhỏ hẹp hoặc tầng sinh môn bị sưng phù… có thể khiến cho thai nhi sinh ra khó khăn, nguy cơ bị rách tầng sinh môn nghiêm trọng. Thậm chí những trường hợp như thai nhi khá lớn, vị trí đầu thai không chuẩn, đầu thai nhi bị kẹp ở tầng sinh môn cũng khiến các mẹ phải chịu “đau đớn” vì bị rạch.


Hiện tượng thai nhi lớn, vị trí đầu thai không chuẩn bắt buộc các mẹ phải rạch tầng sinh môn để đưa bé ra ngoài
Những sản phụ trên 35 tuổi, thường mắc phải những bệnh nguy hiểm cao trong thời kì mang thai như tim, hội chứng cao huyết áp khi mang thai… Để giảm bớt sự tiêu hao thể lực của sản phụ, rút ngắn quá trình sinh sản, giảm bớt những nguy hiểm của việc sinh đẻ đối với người mẹ và trẻ, khi đầu của thai nhi hạ đến tầng sinh môn nên tiến hành mổ cắt tầng sinh môn.


Trong nhiều trường hợp, miệng tử cung đã mở hết, đầu thai khá thấp, nhưng thai nhi có hiện tượng thiếu oxy, nhịp tim của thai nhi không đều, có những biến đổi khác thường, nước ối có tình trạng vẩn đục hoặc có phân của thai nhi.