Không có quá nhiều nơi trong ngôi nhà bạn cần phải chống thấm Tuy nhiên, nếu có bất kỳ nơi nào bị thấm dột thì đó là nhà vệ sinh.

Nước từ các vòi xả xuống, hơi nước từ vòi hoa sen,… nhà vệ sinh là nơi tiếp xúc với rất nhiều nước. Để tránh làm ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể của ngôi nhà thì bạn cần phải có biện pháp chống thấm nhà vệ sinh ngay trước khi hoàn thành xây dựng.

Có hai phương pháp chống thấm nhà vệ sinh cơ bản, sử dụng phổ biến hầu hết các công trình:

1> Chống thấm bằng hoát chất Water Seal (Tinh thể chống thấm) kết hợp với vật liệu màng gốc xi măng đàn hồi cao có gia cố bằng lưới (vật liệu gốc xi măng)
2> Chống thấm bằng màng khò nóng (gốc nhựa bitum)

I. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh sử dụng Water seal + màng gốc xi master seal

Bước 1: Trát bo dốc chân tường bao và sàn bê tông bằng vữa xi măng + cát vàng theo tỷ lệ 1:1. Nếu sàn nào cần lấy cốt gạch thì không cần trát dốc quá mà chỉ cần hơi dốc để lưới gia cố chân không bị gập.
Bước 2: Tiến hành quét lót toàn bộ chân tường giữa sàn và tường gạch xây bằng vữa hồ dầu Latex + xi măng + nước.
Bước 3: Tiến hành đo đạc và cắt lưới Fiber Glass (lưới sợi thủy tinh) dán lên các vị trí chân tường, góc cạnh của sàn. Đợi lớp lưới Fiber Glass đã được cố định trên lớp lót (khoảng 1giờ)
Bước 4: Trộn Master Seal bằng máy khoan tay loại mạnh tốc độ chậm (600v/p) gắn với lưỡi trộn thích hợp. Cho thành phần A (lỏng) vào trong 1 thùng sạch trộn cùng với dung dịch Water Seal với tỷ lệ 10:2. Cho máy trộn chạy và cho thành phần B (bột) vào từ từ. Trộn trong khoảng 3 phút cho đến khi có được hỗn hợp đồng nhất.
Bước 5: Tiến hành thi công 02 lớp Master Seal bằng chổi quét lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường, hộp kỹ thuật đã được dải lưới. Quét sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước để tránh lỗ mọt bọt khí, thời gian quét lớp thứ 2 cách lớp thứ nhất từ 2-3 giờ đồng hồ. Thi công với định mức 2 Kg/ m2/ 2 lớp cho độ dày màng là 1mm.
Bước 6: Sự khô chậm của màng Master Seal đảm bảo sự bảo dưỡng đồng nhất và tính năng chống thấm cao. Sau khi thi công lớp thứ 2 xong, ta lấy bạt che chắn để lớp chống thấm thoát hơi nước chậm, nếu trời râm mát thì không cần thiết. Chỉ cần 2-3 tiếng sau khi thi công lớp thứ 2 ta tiến hành phun sương nước bảo dưỡng bằng bình phun.
Bước 7: Sau khi lớp vữa chống thấm Master Seal trên cùng khô se bề mặt (thường từ 2- 3 giờ) ta đổ Water Seal vào bình phun sau đó phun lên toàn bộ mặt sàn và chân tường đã thi công 2 lớp Master Seal trước đó và các vị trí chân tường. Phun 02 lượt mỗi lượt cách nhau chừng 5- 10 phút. Mục đích để đảm bảo Water Seal thấm sâu nhất vào lớp vữa chống thấm đàn hồi và bê tông, tạo ra một lớp "Siêu chống thấm bền vững". Thi công với định mức 1 lít Water Seal/ 5m2/ phun 2 lớp.
Bước 8: Sau 24 giờ thi công lớp chống thấm cuối cùng hòan thành, các lớp chống thấm khô ta tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h rồi tiến hành nghiệm thu.

II. Phương án thi công chống thấm dùng màng khò nóng dày 3mm.

- Dùng đèn khò khí gas làm nóng mặt sàn trước khi thi công chống thấm...
- Quét lớp lót Primer gốc bitum lên trên mặt sàn.
- Dùng máy khò đốt trực tiếp lên bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều sau đó dính xuống mặt sàn. Đốt nhựa bitum chảy đến đâu thi lăn màng chống thấm đến đó.
- Tại các cổ ống nước phải dán bo kỹ ở trong và ngoài miệng ống để tránh nước thấm xung quanh cổ ống. Để đảm bảo tốt nhất, quý khách hàng nên dùng gioăng trương nở quấn xung quanh để chặn nước rò rỉ ra.
- Tại các chân tường dán vén lên 15 - 20 cm.