Nhà máy gang thép mở rộng không phải trường hợp hiếm hoi “sống dở, chết dở” có nguyên nhân liên quan đến lựa chọn tổng thầu Trung Quốc.

>>> Tham khảo thêm dự án Gold Season

Mới đây, Nhà máy Đạm Ninh Bình có vốn đầu tư gần 11.000 tỷ đồng do Tổng công ty Hóa chất, nay là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) làm chủ đầu tư, Tập đoàn China Huanqiu Contracting & Enginneer (Trung Quốc) làm tổng thầu thực hiện dự án cũng rơi vào tình trạng tạm dừng hoạt động sau nhiều năm lỗ liên tiếp với tổng lỗ lũy kế hơn 2.000 tỷ đồng.



Nguyên nhân, theo Tổng giám đốc Vinachem Nguyễn Gia Tường là do chi phí sản xuất quá cao, giá urê trên thị trường liên tục giảm nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của Nhà máy Đạm Ninh Bình rất khó khăn. Trong đó, nguyên nhân khiến chi phí sản xuất cao là do dây chuyền, máy móc thiết bị chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, chất lượng ở mức trung bình, thường xuyên xảy ra sự cố. Việc mua vật tư, thiết bị dự phòng cũng phải phụ thuộc vào nhà thầu Trung Quốc nên dây chuyền sản xuất tiêu hao nguyên vật liệu cũng cao. Do công nghệ lạc hậu, nhà máy phải chi thêm mỗi năm khoảng 42 tỷ đồng để sử dụng than cám 3c thay cho loại than cám 4a đang sử dụng.


Theo Xaluan