VNREA cho biết, hiện nay trên thị trường BĐS Việt Nam nguồn vốn để phát triển dự án bất động sản thương mại nằm ở 3 nguồn chính gồm nguồn vốn của chính các doanh nghiệp bất động sản – chủ dự án, nguồn vốn ứng trước của khách hàng và nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Đối với phần lớn các dự án bất động sản thương mại, nguồn vốn phải trông cậy là nguồn tín dụng từ ngân hàng và các chính sách hoặc phương thức huy động tín dụng sẽ tác động mật thiết tới sự tồn tại và phát triển của thị trường bất động sản. Tín dụng ngân hàng vẫn là số 1 với thị trường BĐS. Mặc dù tín dụng chỉ chiếm 10%, nhưng thế chấp tài sản chiếm đến 65-70%.

>>> Tham khảo thêm dự án chung cư GoldSeason

"Nhìn chung các doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam chưa có thực lực về tài chính vì tỷ trọng vốn tự có quá nhỏ so với nhu cầu đầu tư. Hiện tại nguồn vốn vay ngân hàng vẫn là nguồn vốn chủ lực của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS, thời gian thực hiện một dự án thường từ 4-5 năm nên các doanh nghiệp quy mô nhỏ thường rất chật vật về vốn. Một số doanh nghiệp phát hành cổ phiếu huy động vốn trên thị trường, tuy nhiên có một số ít các doanh nghiệp có hệ thống tài chính minh bạch và bộ máy quản trị chuyên nghiệp mới biết cách và thu hút được các cổ đông. Trong các nguồn vốn đầu tư vào bất động sản thì vốn tự có chỉ chiếm 16,7%, vốn huy động từ khách hàng là 23,8% còn lại là vốn vay tín dụng 59,5%", VNREA cho hay.



Trong khi đó, hầu hết các ngân hàng đều cho vay với thời gian ngắn (2-5 năm) như khi vay thường phải thế chấp các quyền sử dụng đất, tài sản... thậm chí cả tài sản hình thành từ vốn vay. Thực tế thời gian đi vay càng dài thì tiểm ẩn rủi ro càng cao. Các nhà đầu tư còn gặp phải gánh nặng về lãi suất, tuy vậy không phải cứ chấp nhận lãi suất cao mà được vay tiền, các ngân hàng cũng gặp phải vấn đề cung tiền. Cùng với việc nhà nước thi hành các chính sách thắt chặt tín dụng thì kênh huy động vốn này có nhiều khó khăn.

Nguồn: Xaluan