Thái Lan nổi tiếng là đất nước Phật Giáo lâu đời với hàng nghìn lễ nghi, phong tục. Trước khi đi du lịch đến xứ sở chùa Vàng, bạn cần biết 10 phong tục, lễ nghi sau đây để tránh gặp phải những rắc rối và phiền phức khi bạn ở đất nước xinh đẹp này. Cùng Taxi nội bài hà nội tìm hiểu đôi nét về văn hóa Thái Lan
Tín ngưỡng

Được du nhập vào thái Lan khoảng năm 241 TCN, tồn tại cùng lịch sử lập quốc của Thái Lan, đến nay Phật giáo có thể coi là quốc giáo của Thái Lan với 93,4% nhân dân theo đạo. Vai trò của Phật giáo trong nền văn hóa, tín ngưỡng của người dân Thái Lan vô cùng quan trọng, ngay cả trong hiến pháp vai trò của Phật giáo cũng được biểu dương.

Theo thời gian, Phật giáo giáo đã ăn sâu vào lòng người dân Thái. Người Thái luôn tuân theo những giáo lý nhà Phật để có những hành vi ứng xử trong cuộc sống đúng đắn. Từ đó, Phật giáo tạo nên tầm ảnh hưởng lớn lên tính cách của người Thái. Họ trở thành những người hướng thiện, dễ gần và tốt bụng… Có thể nói Phật giáo là linh hồn của đất nước Thái Lan. Dân chúng ở đây lo việc chùa trước việc nhà, họ có thể bằng lòng chấp nhận cuộc sống cực khổ hơn là để cho chùa tượng đổ nát.
Giao tiếp của người Thái

Nếu gặp người Thái bạn nên chào theo cách chắp 2 tay trước ngực, đầu hơi cúi và bỏ giày dép trước khi vào nhà. Người Thái cho rằng Thần linh cư ngụ ngay ở ngưỡng của nhà của họ, vì vậy khi bước vào nhà một người Thái bạn chú ý tránh dẫm lên ngưỡng cửa nhà của họ nhé.

Người Thái rất kiêng kị việc đụng chạm vào đầu của người khác hoặc vỗ vai hay xoa đầu trẻ em. Họ cho rằng đó là những cử chỉ xúc phạm.

Người Thái có tính kiềm chế trong tiếp xúc rất tốt và họ rất coi trọng điều này, vì vậy khi nói chuyện với người Thái bạn chú ý không nên có những hành động tức giận hay bức xúc.
Người dân Thái Lan

Người dân Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng Thái. Người Xiêm tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau những người đông bắc Thái, nhưng là nhóm người đã từ lâu chi phối kinh tế, chính trị và văn hóa Thái Lan. Nhờ sự thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều người Thái có thể nói tiếng Xiêm như tiếng địa phương của họ. Ngoài người Thái là người Hoa, nhóm dân tộc thiểu số đông thứ hai, có ảnh hưởng chính trị không cân xứng với vai trò kinh tế. Phần lớn trong số họ không sống tại Chinatown ở Bangkok, mà hoàn toàn hòa nhập vào xã hội Thái. Các nhóm dân tộc khác bao gồm người Mã Lai ở miền Nam, người Môn, người Khmer (nhóm dân tộc thiểu số đông nhất) và nhiều dân tộc miền núi khác. Sau Chiến tranh Việt Nam, nhiều người Việt đã sang tị nạn và định cư tại Thái Lan, đông nhất là tại vùng Đông Bắc.
Mặc cả

Người Việt ta thường có thói quen mặc cả mỗi khi mua hàng hóa gì đó, người Thái cũng có thói quen như vậy. Những nơi có giá niêm yết thường là nhà hàng và siêu thị, nhưng ở những nơi không có nhãn giá, như chợ, hay lúc thuê xe đạp, nên mặc cả để có giá tốt nhất. Cũng nên nhớ rằng, tip không phải là hành động phổ biến, không ai mong chờ điều này cả, vì thế bạn đừng lạm dụng quá khi đi du lịch.

View more random threads: